Soạn bài: Bạn đến chơi nhà trang 104 SGK Ngữ văn 7
Bài thơ được lặp ý bằng cách dựng lên một tình huống hoàn toàn không có gì tiếp bạn để rồi kết lại một câu: “Bác đến chơi đây, ta với ta!” nhưng thể hiện được tình bạn đậm đà thắm thiết.
- Bài học cùng chủ đề:
- Cảm nhận về bài thơ Bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến.
- Phân tích bài thơ Bạn đến chơi nhà của Nguvễn Khuyến.
- Nêu cảm nhận về bài Bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến
- Ngữ pháp tiếng anh hay nhất
1: Bạn đến chơi nhà thuộc thể thơ gì? Vì sao lại xác định như vậy?
Bạn đến chơi nhà cũng là một bài thơ thất ngôn bát cú Đường luật. Bài thơ này có 8 câu mỗi câu bảy chữ, hợp vần ở chữ cuối câu một và chữ cuối các câu chần (1, 2, 4, 6 và 8). Trong bài còn có phép đối ở bôn câu giữa: câu 3 đốì với câu 4, câu 5 đốì với câu 6.
2: Bài thơ được lặp ý bằng cách dựng lên một tình huống hoàn toàn không có gì tiếp bạn để rồi kết lại một câu: “Bác đến chơi đây, ta với ta!” nhưng thể hiện được tình bạn đậm đà thắm thiết.
Bài thơ được lập ý bằng cách dựng lên một tình huống hoàn toàn không có gì tiếp bạn để rồi kết lại một câu: “Bác đến chơi đây ta với ta” nhưng thể hiện được tình bạn đậm đà thắm thiết.
Thật vậy, lâu ngày bạn mới đến chơi nhà mình thế mà không có trẻ ở nhà để sai bảo. Nhà mình lại xa chợ, không thể nào mua sắm món này món khác để thết đãi bạn. Nhà sẵn có ao nhưng ao lại sâu quá không sao chài được cá. Nhà sẵn có gà nhưng khôn nỗi vườn rộng mà rào lại thưa. Nhà có cải nhưng cải chửa ra cây, có cà nhưng cà vừa mới nụ, có bầu thì bầu vừa rụng rôn, có mướp thì mướp đương hoa. Rồi cả miếng trầu để tiếp khách cũng không có nốt. Nhà thơ nói nhiều đến những cái không có để làm nổi bật một cái có thật thiêng liêng cao quý, đó chính là tình bạn chân tình thắm thiết: “Bạn đến chơi ta với ta”.
Ba tiếng ta với ta gợi nhớ đến câu kết bài Qua đèo Ngang của Huyện Thanh Quan:
"Một mảnh tình riêng ta với ta."
Nhưng “ta với ta” trong thơ Bà Huyện Thanh Quan là một mình với chính mình biểu lộ sâu sắc và thâm thìa sự cô đơn của tác giả trước khung cảnh thiên nhiên trời đất mênh mông hoang vắng nơi xứ lạ còn “ta với ta” trong thơ Nguyễn Khuyến là tôi với bác là chúng ta với nhau. Từ ta lặp lại, chồng chất lên nhau, nâng đỡ bổ sung làm tăng trọng lượng cho nhau, thể hiện một tình bạn gắn bó keo sơn vừa kín đáo bộc lộ chút tự hào chân chính về tình bạn ấy. Ta với ta trong thơ Nguyễn Khuyên đúng là sự gặp gỡ giao lưu của một đôi bạn tri âm tri kỉ.
dayhoctot.com
- Các thể loại văn tham khảo lớp 7
- Bài 1 sgk ngữ văn 7
- Bài 2 sgk ngữ văn 7
- Bài 3 sgk ngữ văn 7
- Bài 4 sgk ngữ văn 7
- Bài 5 sgk ngữ văn 7
- Bài 6 sgk ngữ văn 7
- Bài 7 sgk ngữ văn 7
- Bài 8 sgk ngữ văn 7
- Bài 9 sgk ngữ văn 7
- Bài 10 sgk ngữ văn 7
- Bài 11 sgk ngữ văn 7
- Bài 12 sgk ngữ văn 7
- Bài 13 sgk ngữ văn 7
- Bài 14 sgk ngữ văn 7
- Bài 15 sgk ngữ văn 7
- Bài 16 sgk ngữ văn 7
- Bài 17 sgk ngữ văn 7
- Bài 18 sgk ngữ văn 7
- Bài 19 sgk ngữ văn 7
- Bài 20 sgk ngữ văn 7
- Bài 21 sgk ngữ văn 7
- Bài 22 sgk ngữ văn 7
- Bài 23 sgk ngữ văn 7
- Bài 24 sgk ngữ văn 7
- Bài 25 sgk ngữ văn 7
- Bài 26 sgk ngữ văn 7
- Bài 27 sgk ngữ văn 7
- Bài 28 sgk ngữ văn 7
- Bài 29 sgk ngữ văn 7
- Bài 30 sgk ngữ văn 7
- Bài 31 sgk ngữ văn 7
- Bài 32 sgk ngữ văn 7
- Bài 33 sgk ngữ văn 7
- Bài 34 sgk ngữ văn 7