Cảm nghĩ về bản sắc văn hóa Việt Nam

Văn hóa Việt Nam, văn hóa Bác Hồ là văn hóa của con người, do con người, vì con người. Đó là sự chắt lọc, kế thừa và tiếp kiến liên tục trong dòng thời gian vô tận; văn hóa là sáng tạo, chỉ có sáng tạo mới trở thành văn hóa. Giá trị văn hóa đích thực bao giờ cũng có sức thu hút và cảm hóa mạnh mẽ con người hướng về cái chân, thiện, mỹ, dù chính kiến hay niềm tin có khác nhau.

Văn hóa Việt Nam, văn hóa Bác Hồ là văn hóa của con người, do con người, vì con người. Đó là sự chắt lọc, kế thừa và tiếp kiến liên tục trong dòng thời gian vô tận; văn hóa là sáng tạo, chỉ có sáng tạo mới trở thành văn hóa. Giá trị văn hóa đích thực bao giờ cũng có sức thu hút và cảm hóa mạnh mẽ con người hướng về cái chân, thiện, mỹ, dù chính kiến hay niềm tin có khác nhau. Sức mạnh văn hóa Việt Nam - Văn hóa Bác Hồ đã đem lại cho dân tộc sức sống mãnh liệt. Trải qua một nghìn năm bị đô hộ không những không bị đồng hóa mà còn tích lũy và phát triển trở thành lực lượng vô tận vùng lên giành lại độc lập cho đất nước. Đó là nhờ dân ta đã giữ vững được nền văn hóa của dân tộc. Chúng ta đánh thắng những kẻ địch xâm lược mạnh hơn ta gấp nhiều lần. Đó là nhờ sức mạnh của chủ nghĩa yêu nước Việt Nam, của nền văn hóa Việt Nam, của chủ nghĩa anh hùng kết hợp với trí thông minh, sáng tạo. Sự nghiệp đổi mới giành thắng lợi to lớn có ý nghĩa lịch sử càng chứng tỏ sự bền vững, sức sống, sáng tạo của nền văn hóa Việt Nam - Hồ Chí Minh. Trong tình hình hiện nay đặt ra cho chúng ta phải xây dựng đời sống xã hội “nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”.

Trong điều kiện sống đầy đủ, người Việt Nam vẫn tiết kiệm, khiêm tốn trong chi tiêu, hưởng thụ. Trong quan hệ xã hội người Việt Nam “Tôn sư trọng đạo”, tôn trọng người có công với dân tộc làm đầu. Giao lưu, đối thoại với các nền văn hóa thế giới, người Việt Nam luôn thể hiện bản lĩnh văn hiến dân tộc, giữ danh dự tâm hồn trong sáng. Tinh thần khiêm tốn học hỏi, cầu thị vì sự tiến bộ và phát triển đất nước, con người trước quan hệ quốc tế luôn được đề cao. Trong quan hệ giữa các dân tộc, giữa các tầng lớp dân cư, các nhóm cộng đồng và cá nhân, thái độ “đói cho sạch, rách cho thơm”, tinh thần “Thương người như thể thương thân” luôn là bản sắc văn hóa trong cuộc sống, ứng xử của người Việt Nam.

Hiện nay đồng tiền đang chi phối mạnh mẽ đến suy nghĩ và hành vi đối xử của con người, nó đang góp phần làm băng hoại các giá trị đạo đức truyền thống nhân văn của nhân dân ta. Điều đáng nói là, nhiều nếp sống thể hiện thuần phong mỹ tục truyền thống của dân tộc ta bị thương mại hóa. Đời sống tinh thần, tâm linh của lễ giáo, nơi tôn nghiêm của các lễ hội cũng trở thành nơi kinh doanh trục lợi của không ít cá nhân và tập thể. Cưới xin là lễ tục truyền thống vô cùng thiêng liêng của mỗi đời người giờ đây cũng trở thành dịp tính toán lời lãi. Người ta đến đám cưới không phải là đến với tình cảm, bạn bè mà là để biếu xén, trả công, trả nợ nhau. Lễ sinh nhật, lễ mừng thọ không còn là ngày kỷ niệm những mốc trưởng thành và hạnh phúc lâu bền, lại là dịp tâng bốc nhau, thực hiện những mục đích đã định.

Kinh tế phát triển, cuộc sống sung túc đem lại một không khí giao tiếp, ứng xử văn minh, lịch sự. Đó là nền tảng và điều kiện cho sự phát triển từng bước vững chắc ở các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa của đất nước. Xã hội ta ngày càng trở nên văn minh, con người ngày càng có được dân chủ với tư cách cá nhân, cũng như với tư cách tập thể. Tất cả những điều đó làm cho mọi hoạt động, mọi quan hệ xã hội ta ngày càng trở nên lành mạnh, song nơi này nơi kia chúng ta thấy nền kinh tế thị trường đang làm nảy sinh quan hệ chủ tớ và ngày càng nặng nề. Không thiếu hiện tượng thủ trưởng dùng quyền hành để áp đặt công việc và cả hành vi cho cán bộ, nhân viên, bắt nhân viên tuân theo mệnh lệnh tuyệt đối của mình. Tình trạng mất dân chủ không chỉ xuất hiện trong công tác mà cả trong quan hệ cá nhân còn rất trầm trọng. Dân chủ nhiều nơi, nhiều lúc chỉ là hình thức.

Ở nhiều địa phương tiếp dân không chu đáo. Những ý kiến, kiến nghị của dân không được giải quyết, còn vòng vo đùn đẩy lên cấp trên. Có nơi còn trù dập cán bộ dưới quyền, hách dịch nhân dân, trù dập những người dũng cảm dám phát hiện, tố cáo, đấu tranh với những hiện tượng và hành vi sai trái của cán bộ lãnh đạo.

Mỗi cấp, mỗi ngành trong tỉnh cùng toàn Đảng, toàn dân “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” hình thành đạo đức tốt đẹp trong giao tiếp, ứng xử. Đẩy mạnh công tác tư tưởng, văn hóa xây dựng nhân cách, nhân văn cao đẹp trong mỗi người, trong tập thể và toàn xã hội, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu: dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

dayhoctot.com
Các bài học liên quan
Cách lập ý của bài văn biểu cảm trang 117 SGK Ngữ văn 7

Bài học nổi bật nhất

Đề thi lớp 7 mới cập nhật