Luyện tập:Từ đồng nghĩa trang 115 SGK Ngữ văn 7
Đặt câu với mỗi từ: bình thường, tầm thường, kết quả, hậu quả. Lưu ý về sắc thái biểu cảm của hai từ tầm thường và hậu quả.
1. Từ Hán Việt đồng nghĩa
- gan dạ - can đảm
- nhà thơ - thi sĩ
- mổ xẻ - giải phẫu
- của cải - tài sản
- nước ngoài - ngoại quốc
- tên lửa - hỏa tiễn
- chó biển - hải cẩu
- đòi hỏi - yêu sách
- lẽ phải - công lí
- loài người - nhân loại
- thay mặt - đại diện
- tàu biển - hải thuyền
2. Từ gốc Ấn - Âu đồng nghĩa
máy thu thanh - rađiô
dây trời - ăngten
xe hơi - ôtô
xe máy - môtô
3. Một số từ địa phương đồng nghĩa với từ chung (từ phổ thông)
heo - lợn
bắp - ngô
muỗng - thìa
khoai mì - sắn
dĩa - đĩa
chén - bát
4. Từ đồng nghĩa thay thế từ in đậm
- đưa: trao
- đưa: tiễn
- kêu: rên
- nói: trách
- đi: mất
5. Phân biệt nghĩa của các từ trong nhóm từ đồng nghĩa
- ăn, xơi, chén:
Nghĩa chung của ba từ này là tự cho thức ăn nuôi sống vào cơ thể, Nét nghĩa riêng của mỗi từ:
ăn: sắc thái bình thường
xơi: sắc thái lịch sự, xã giao
chén. sắc thái thân mật, thông tục
- cho, tặng, biếu:
Nghĩa chung của ba từ này là trao cái gì cho ai trọn quyền sử dụng mà không đòi hay đổi lại một cái gì cả.
Nét nghĩa riêng của mỗi từ:
Cho: người trao vật có ngôi thứ cao hơn hoặc ngang với người nhận (Ba cho con tiền mua sách, cho bạn quyển sách...)
Biếu: người trao vật có ngôi thứ thấp hơn hoặc ngang bằng người nhận và có thái độ kính trọng đối với người nhận, vật được trao chỉ là tiền của (con biếu ba cái cà vạt...)
Tặng: người trao vật không phân biệt ngôi thứ với người nhận; vật được trao mang ý nghĩa tinh thần để khen ngợi, khuyến khích hay tỏ lòng yêu mến. (Chú tôi được Nhà nước tặng huân chương lao động).
- yếu ớt, yếu đuối:
Yếu đuối: là sự thiếu hẳn sức mạnh về thể chất hoặc tinh thần
Yếu ớt: yếu đến mức sức lực, tác dụng coi như không đáng kể.
Yếu ớt không nói về trạng thái tinh thần (Nói tình cảm yếu đuối chứ không nói tình cảm yếu ớt).
- xinh, đẹp:
Xinh: chỉ người còn trẻ hoặc hình dáng nhỏ nhắn, ưa nhìn.
Đẹp: mức độ cao hơn xinh. (Cô ấy không đẹp nhưng xinh, ngôi nhà xinh).
- tu, nhấp, nốc:
Tu: uống nhiều liền một mạch bằng cách ngậm trực tiếp vào miệng chai hay vòi ấm mà uống.
Nhấp: uống từng chút một bằng cách chỉ hớp ở đầu môi,thường là để cho biết vị.
Nốc: uống nhiều và hết ngay trong một lúc một cách thô tục.
6. Điền từ thích hợp
a) thành tích, thành quả:
- Thế hệ mai sau sẽ hưởng được thành quả của công cuộc đổi mới hôm nay.
- Trường ta đã lập nhiều thành tích để chào mừng ngày Quốc khánh mồng 2 tháng 9.
b) ngoan cường, ngoan cổ:
- Bọn địch ngoan cố chống cự đã bị quân ta tiêu diệt.
- Ông đã ngoan cường giữ vững khí tiết cách mạng.
c) nhiệm vụ, nghĩa vụ:
- Lao động là nghĩa vụ thiêng liêng, là nguồn sống, nguồn hạnh phúc của mỗi người.
- Thầy Hiệu trưởng đã giao nhiệm vụ cụ thể cho lớp em trong đợt tuyên truyền phòng chống ma túy.
d) giữ gìn, bảo vệ.
- Em Thúy luôn luôn giữ gìn quần áo sạch sẽ.
- Bảo vệ Tổ quốc là sứ mệnh của quân đội.
7. Câu có thể dùng hai từ đồng nghĩa thay thế nhau và câu chỉ dùng một trong hai từ đồng nghĩa đó
a) đối xử, đối đãi:
- Nó đối đãi / đối xử tử tế với mọi người xung quanh nên ai cũng mến nó.
- Mọi người đều bất bình trước thái độ đối xử của nó đối với trẻ em.
b) trọng đại, to lớn:
- Cuộc Cách mạng tháng Tám có ý nghĩa trọng đại / to lớn đối với vận mệnh dân tộc.
- Ông ta thân hình to lớn như hộ pháp.
8. Đặt câu với mỗi từ: bình thường, tầm thường, kết quả, hậu quả.
Lưu ý về sắc thái biểu cảm của hai từ tầm thường và hậu quả.
- Đó là một cử chỉ bình thường.
- Tôi không ngờ con người anh lại tầm thường đến như vậy.
- Chú tâm học tập dễ đạt được kết quả tốt.
- Chính anh phải nhận lấy hậu quả việc làm sai trái của mình
9. Chữa các từ dùng sai (in đậm) trong các câu dưới đây:
- Thay hưởng lạc bằng hưởng thụ (hưởng lạc có nghĩa xấu).
- Thay bao che bằng che chở (bao che hàm ý xấu).
- Thay giảng dạy bằng dạy.
- Thay trình bày bằng trưng bày
- Các thể loại văn tham khảo lớp 7
- Bài 1 sgk ngữ văn 7
- Bài 2 sgk ngữ văn 7
- Bài 3 sgk ngữ văn 7
- Bài 4 sgk ngữ văn 7
- Bài 5 sgk ngữ văn 7
- Bài 6 sgk ngữ văn 7
- Bài 7 sgk ngữ văn 7
- Bài 8 sgk ngữ văn 7
- Bài 9 sgk ngữ văn 7
- Bài 10 sgk ngữ văn 7
- Bài 11 sgk ngữ văn 7
- Bài 12 sgk ngữ văn 7
- Bài 13 sgk ngữ văn 7
- Bài 14 sgk ngữ văn 7
- Bài 15 sgk ngữ văn 7
- Bài 16 sgk ngữ văn 7
- Bài 17 sgk ngữ văn 7
- Bài 18 sgk ngữ văn 7
- Bài 19 sgk ngữ văn 7
- Bài 20 sgk ngữ văn 7
- Bài 21 sgk ngữ văn 7
- Bài 22 sgk ngữ văn 7
- Bài 23 sgk ngữ văn 7
- Bài 24 sgk ngữ văn 7
- Bài 25 sgk ngữ văn 7
- Bài 26 sgk ngữ văn 7
- Bài 27 sgk ngữ văn 7
- Bài 28 sgk ngữ văn 7
- Bài 29 sgk ngữ văn 7
- Bài 30 sgk ngữ văn 7
- Bài 31 sgk ngữ văn 7
- Bài 32 sgk ngữ văn 7
- Bài 33 sgk ngữ văn 7
- Bài 34 sgk ngữ văn 7