Soạn bài So sánh trang 41 SGK Văn 6

Càu 2: Đọc đoạn văn (trong mục II SGK) của Khái Hưng và trả lời câu hỏi: 1. Tìm phép so sánh trong đoạn văn

Càu 1: Đọc đoạn thơ sau:

Những ngôi sao thức ngoài kia

Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con

Đêm nay con ngủ giấc tròn

Mẹ là ngọn gió của con suốt đời.

1. Tìm phép so sánh trong đoạn thơ trên.

2. Từ ngữ chỉ ý so sánh trong các phép so sánh trên có gì khác nhau?

3. Tìm thêm các từ ngữ chí so sánh ngang bằng hoặc không ngang bằng.

Trả lời:

1. Trong đoạn thơ có hai phép so sánh:

- Những ngôi sao thức ngoài kia

Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con (1)

-  Mẹ là ngọn gió của con suốt đời (2)

2. Hai phép so sánh trên sử dụng các từ ngữ so sánh khác nhau: chẳng bằng (phép so sánh 1); là (phép so sánh 2). Vậy có thể kết luận ràng chúng khác nhau. Đây là hai kiểu so sánh: so sánh ngang bằng (là) và so sánh hơn kém (chẳng bằng).

3. Những từ ngữ chỉ ý so sánh ngang bằng hoặc không ngang bằng: như, tựa như, là, kém, kém hơn, khác...

Càu 2: Đọc đoạn văn (trong mục II SGK) của Khái Hưng và trả lời câu hỏi:

1. Tìm phép so sánh trong đoạn văn

2. Trong đoạn văn đã dẫn, phép so sánh có tác dụng gì?

-  Đối với việc miêu tả sự vật, sự việc?

-  Đối với việc thể hiện tư tưởng, tình cảm của người viết.

Trả lời:

1. Phép so sánh có trong đoạn văn:

-  Có chiếc lá rụng tựa mũi tém nhọn, tự cành cây rơi xuống cắm phập xuống đất như cho xong chuyện, cho xong một đời lạnh lùng, thản nhiên, không thương tiếc, không do dự vẩn vơ.

-  Có chiếc lá như con chim bị lảo đảo mấy vòng trên không ...

-  Có chiếc lá nhẹ nhàng khoan khoái đùa bỡn, múa may với làn gió thoảng, như thầm bảo rằng sự đẹp của sự vật chỉ ở hiện tại...

-  Có chiếc lá như sợ hãi, ngần ngai, rụt rè, rồi nhớ gần tới mặt đất, còn cất mình muốn bay trở lại cành.

2. Tác dụng của phép so sánh:

-  Đối với sự vật, sự việc: Tạo ra những hình ảnh cụ thể, sinh động giúp người đọc (người nghe) dễ hình dung về sự vật, sự việc được miêu tả, đó là các cách rụng khác nhau của lá.

-  Đối với việc thể hiện tư tưởng tình cảm: tạo ra những lối nói hàm súc, giúp cho người nghe dễ nắm bắt tư tưởng, tình cảm của người viết. Cụ thể trong đoạn văn phép so sánh thể hiện quan niệm cùa tác giả về sự sống và cái chết.

dayhoctot.com

Các bài học liên quan
Soạn bài Buổi học cuối cùng - Ngắn gọn nhất

Bài học nổi bật nhất

Đề thi lớp 6 mới cập nhật