Luyện tập bài Quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả trang 28 SGK Văn 6

Bài 6: Qua đoạn văn dưới đây, em rút ra được điều gì về quan sát, tưởng tượng, so 'ánh và nhận xét trong văn miêu tả?

Bài 1: Đọc đoạn văn của Ngô Quân Miện trong bài tập 1 SGK- tr 28 và trả lời câu hỏi:

-  Tác giả đã quan sát và lựa chọn những hình ảnh đặc sắc và tiêu biểu nào?

-   Cho các từ ngữ sau đây: gương bầu dục, mảnh kính, cong cong, uốn, lấp ló, xám xịt, cổ kính, xanh um, xanh biếc. Hãy lựa chọn năm từ ngữ thích hợp để điền vào các ô trống từ 1 - 5 trong ngoặc.

Trả lời:

*  Tác giả đã quan sát và lựa chọn được những hình ảnh tiêu biểu, đặc sắc, đó là:

-  Mặt hồ... sáng long lanh

-  Cầu Thê Húc màu son...

-  Đền Ngọc Sơn, gốc đa già, rễ lá xum xuê.

-  Tháp rùa xây trên gò đất giữa hồ.

*  Đoạn văn sau khi điền lại như sau:

Nhà tôi ở cách hồ Gươm không xa. Từ trên gác cao nhìn xuống, hồ như một chiếc gương bầu dục lớn, sáng long lanh.

Cầu Thê Húc màu son, cong cong như con tôm dẫn vào đền Ngọc Sơn. Mái đền láp ló bên gốc đa già, rễ lá xum xuê. Xa một chút là Tháp Rùa, tường rêu cổ kính, xây trên gò đất giữa hồ, cỏ mọc xanh um.

Bài 2: Đọc đoạn văn của Tô Hoài trong bài tập 2 SGK, và cho biết: những hình ảnh tiêu biểu và đặc sắc nào đã làm nổi bật một chú Dế có thân hình đẹp, cường tráng nhưng tính tình rất ương bướng, kiêu căng.

Trả lởi:

Những hình ảnh tiêu biểu và đặc sắc về chú Dế:

-  Rung rinh, bóng mỡ.

-  Đầu to nổi từng tảng.

-  Răng đen nhánh, nhai ngoàm ngoạp.

-  Trịnh trọng, khoan thai vuốt râu và lấy làm hãnh diện lắm.

-  Râu dài, rất hùng tráng.

Bài 3: Em hãy quan sát và ghi chép lại những đặc điểm ngôi nhà hoặc căn phòng em ở. Trong những đặc điểm đó, đặc điểm nào là nổi bật nhất?

Trả lời:

Có thể nêu những điểm nổi bật vé căn phòng hoặc ngôi nhà như:

-  Ngôi nhà ba gian xây mái chảy

-  Đầu hồi có khắc hình rồng

-  Cánh cửa bằng gỗ lim sơn màu nâu ...

Bài 4: Nếu tả lại quang cảnh một buổi sáng trên quẻ hương em thì em sẽ liên tưởng và so sánh các hình ảnh, sự vật sau đây với những gì?

-  Mặt trời

-  Bầu trời

-  Những hàng cây

-  Núi (đồi)

-  Những ngôi nhà đẹp

Trả lời:

Có thể so sánh như sau:

-  Mặt trời như một chiếc mâm lửa

-  Bầu trời trong sáng mát mẻ như một que kem

-  Những hàng cây như những hàng quàn

-  Núi như chiếc bút úp khổng lồ ...

Bài 5: Hãy viết một đoạn văn tả quang cảnh một dòng sông, hay khu rừng mà em có dịp quan sát.

Trả lời:

Tham khảo đoạn văn:

Nhà em nằm bên bờ sông Mã, con sông đã gắn biết bao kỉ niệm với tuổi thơ của em. Mỗi buổi sớm mùa thu thức dậy, màu nước sông trong xanh khiến con người có cảm giác dễ chịu vô cùng. Mặt nước tĩnh lặng, chảy êm đềm, thỉnh thoảng có tiếng tí tách của những chú tôm vọt lên mặt nước. Con sông uốn khúc, bao quanh làng. Bên bờ bắc, luỹ tre xanh ngả mình soi bóng xuống mặt gương khổng lồ. Ánh nắng ung linh toả sắc vàng cả dòng sông.

Bài 6: Qua đoạn văn dưới đây, em rút ra được điều gì về quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả?

Một trăm cây bạch dương giống nhau cả trăm, một trăm ánh lửa giống nhau cá trăm. Mới nhìn tưởng thế, nhưng nhìn kĩ thì thân cây bạch dương nào cũng khác nhau, ngọn lửa nào cũng khác nhau. Trong đời ta gặp bao nhiêu người, phải thấy là mỗi người mỗi khác nhau không một ai giống ai.

(Tô Hoài, Một số kinh nghiệm viết vân miêu tả, NXB Giáo dục, 1997)

Trả lời:

Quan sát những sự vật giống nhau, đôi khi ta cứ nghĩ chúng chẳng có điểm gì khác cả. Nhưng thực không phải thế, tạo hoá đã sinh ra mỗi sự vật (và cả con người nữa) là bao giờ cũng cho chúng những nét riêng. Vì thế, để miêu tả hay phải quan sát thật là tỉ mỉ. Có quan sát tinh tế và tỉ mỉ thì mới miêu tả đúng đối tượng và có những so sánh và liên tưởng độc đáo và giá trị được.

dayhoctot.com

Các bài học liên quan
Soạn bài Bức tranh của em gái tôi

Bài học nổi bật nhất

Đề thi lớp 6 mới cập nhật