Đề 25. Kể lại một truyện cổ tích Sọ Dừa bằng lời của Sọ Dừa
Nhân dịp quan Trạng đi sứ thành công trở về, nhà vua cho mở tiệc rượu chúc mừng. Các quan lại trong triều đều có mặt đầy đủ để chúc tụng.
- Bài học cùng chủ đề:
- Đề 17. Trong vai người mẹ, hãy kể lại câu chuyện Thánh Gióng.
- Đề 18. “Ta là Thánh Gióng, người con của làng Gióng và cũng là người anh hùng có công dẹp giặc Ân đem lại thái bình cho đất nước dưới thời Hùng vương thứ sáu...”. Dựa vào truyền thuyết Thánh Gióng, em hãy kể tiếp câu chuyện trên.
- Đề 19. Trẻ em vẫn mơ ước vươn vai một cái là trở thành tráng sĩ như Thánh Gióng. Em hãy tưởng tượng mình mơ thấy Thánh Gióng và hỏi Ngài bí quyết, xem Ngài khuyên em như thế nào.
- Ngữ pháp tiếng anh hay nhất
Bài làm
Nhân dịp quan Trạng đi sứ thành công trở về, nhà vua cho mở tiệc rượu chúc mừng. Các quan lại trong triều đều có mặt đầy đủ để chúc tụng. Rượu đã ngà ngà say, vua cao hứng nói lớn:
- Sọ Dừa! Trẫm đã nghe thiên hạ đồn đại nhiều về cuộc đời của ái khanh. Nhưng trẫm chưa rõ thực hư thế nào. Nay nhân buổi tiệc rượu, lại có mặt đầy đủ bá quan văn võ trong triều, ái khanh hãy kể cho mọi người cùng nghe được không?
Sọ Dừa biết từ chối không bằng tuân mệnh, chàng bèn thưa:
- Muôn tâu bệ hạ! Thần được mẫu thân kể rằng: Trước đây, phụ mẫu thân rất nghèo nhưng ăn ở hiền lành, nhân đức, chẳng làm hại ai bao giờ. Ấy vậy mà sao trời chẳng thương, đã năm mươi tuổi mà vẫn chưa có được một mụn con. Phụ mẫu thân rất buồn khổ về việc này.
Thế rồi, vào một hôm trời nắng to, mẫu thân thần vào rừng hái củi cho chủ. Vì khát nước quá mà không tìm thấy suối, lại thấy cái sọ dừa bên gốc cây đựng đầy nước mưa, bà liền bưng lên uống. Sự việc tưởng chừng như rất đơn giản ấy lại khiến mẫu thân thần có mang. Có lẽ bởi sự việc kì lạ như vậy nên sau này thần mới mang tên là Sọ Dừa.
Chẳng bao lâu sau, phụ thân thần qua đời, rồi mẫu thân sinh ra thần. Thật đáng buồn là khi sinh ra thần không có hình dáng con người như bây giờ. Nghe đến đây, nhà vua và triều thần đều rất ngạc nhiên và tò mò.
- Thế hình dáng ái khanh lúc đó ra sao? - Nhà vua hỏi.
- Muôn tâu, thần không chân, không tay, tròn như quả dừa.
- Quả thật là chuyện kì lạ, hiếm có xưa nay. Chắc mẫu thân ngươi phải đau khổ lắm!
- Bệ ha đoán rất đúng ạ! Mãu thân thần rất buồn, bà còn định đem vứt thần đi. Nhưng thần đã cất tiếng van xin.
- Người nói được ư?
- Tâu vâng. Không hiểu sao vừa sinh ra thần đã nói được. Đó cũng là một điều kì lạ. Mẫu thân nghe xong thì mủi lòng nên giữ thần lại nuôi và đặt cho thần cái tên Sọ Dừa.
Vài năm sau, tuy thần đã lớn nhưng hình dáng vẫn như cũ. Con người ta bé tí đã chăn bò, chăn trâu cho chủ giúp cha mẹ trong khi thần chẳng làm nổi việc gì, gia mẫu không khỏi không phiền lòng.
Thần biết vậy nên cũng xin đi chăn bò. Gia mẫu nửa tin nửa ngờ, nhưng cũng đến xin phú ông cho thân chăn bò thuê. Thấy hình dáng thần kì dị nên ban đầu ông ta không đồng ý. Sau lão thấy nuôi thần không tốn cơm, trả công lại ít hơn trẻ khác nên đồng ý cho thần đến làm. Từ đó, sáng sáng thần lăn ra đồng. Tối đến, sau khi đã lừa bò vào chuồng, thần lại lăn về nhà. Nắng cũng như mưa, thần đều hoàn thành tốt công việc. Phú ông thấy vậy mừng lắm.
Lại kể, nhà phú ông có ba cô con gái. Hai cô chị thì kiêu kì, thấy thần xấu xí thì khinh ghét, hắt hủi. Riêng cô út lại rất hiền lành, hay thương người nên đối đãi với thần rất từ tế. Thần cũng đem bụng thầm thương mến cô. Đến ngày mùa, người làm ra đồng cả nên các cô phải thay phiên nhau đưa cơm cho thần.
Ở trong lốt sọ dừa đã lâu, thần phát hiện ra mình còn một lốt thật nữa. Bởi vậy, những lúc chăn bò một mình thần thường bỏ lốt sọ dừa xấu xí và trở thành hình dáng một chàng trai như hiện giờ. Những lúc đó, thần thường ngồi trên chiếc võng đào mắc vào hai cành cây và thổi sáo. Một hôm, đương lúc thần thổi sáo thì có tiếng động ở phía bụi cây. Giật mình, thần chui ngay vào lốt sọ dừa. Lúc đó thần không biết là ai. Mãi sau này thần mới biết là cô út mang cơm đến, nghe tiếng sáo thấy lạ, bèn nấp nghe, về sau, khi lấy nhau rồi nàng mới kể rằng sau nhiều lần nghe tiếng sáo, nàng sinh lòng yêu mến, bao của ngon vật lạ đều mang đến cho thần.
Phần thần thì thấy nàng hiền lành lại đối tốt với mình nên cuối mùa, thần giục mẫu thân đến hỏi nàng về làm thê tử. Gia mẫu hết sức sửng sốt, không dám đi. Nhưng do thần năn ni quá nên người cũng chiều lòng. Gia mẫu đành mang buồng cau đến nhà phú ông. Chê thần hình dáng dị dạng, xấu xí nên phú ông không muốn gả con. Để dễ dàng từ chối và cũng muốn mỉa mai nhà thần, ông thách cưới rất lớn: “Một chĩnh vàng cơm, muối tấm lụa đào, mười con lợn béo, mười vò rượu tăm.
Thần đã đoán trước mọi việc nên đã chuẩn bị đâu vào đấy. Với phép thuật mà thần có thì việc này không khó. Đúng hẹn, thần cùng gia nhân mang lễ vật đến. Phú ông dù tức giận nhưng vẫn phải làm theo đúng lời hứa. Lão hỏi ý kiến các con. Hai cô chị đều giãy nảy lên chỉ riêng nàng út là bằng lòng. Đến ngày cưới thần bày cỗ bàn trang trọng, bỏ lớp vỏ sọ dừa, hoá lại làm người sánh duyên cùng nàng út. Mọi người ai nấy đều bất ngờ. Người vui nhất là mẫu thân và nàng út.
- Chắc từ đó cuộc sống của ngươi hạnh phúc lắm phải không? Nhà vua hỏi.
- Tâu vâng. Từ khi trở lại hình dáng con người, thần cùng gia đình sống rất hạnh phúc. Nhưng thần thiết nghĩ đã là đấng nam nhi thì phải “đầu đội trời, chân đạp đất ”, phải ra giúp nước giúp dân. Do đó, thần miệt mài học tập và tham gia ứng thi.
- Ngươi nghĩ thế ta thấy rất phải - Nhà vua gật đầu hài lòng.
- Nhờ ân đức của bệ hạ, thần đã đỗ Trạng nguyên. Sau đó, như bệ hạ đã biết, thần được người tin tưởng giao cho trọng trách đi sứ. Dự cảm ở nhà nương từ thần sẽ gặp điều không lành nên trước khi lai thần đã để lại cho nàng một hòn đảo lửa, một con dao và hai quả trứng gà phòng thân rồi dặn nàng phải luôn đem theo bên mình. Dặn dò mọi việc xong xuôi thần mới lên đường.
- Sau đó ít lâu, trên đường về nước, thuyền của thần có đi qua một hòn đảo hoang. Thần nghe có tiếng gà kêu rất lạ:
“Ò... ó... o...
Phải thuyền quan trạng rước cô tôi về ”
Thần bèn cho thuyền ghé vào xem thì liền gặp lại thê tử của mình. Sau bao ngày xa cách nay được gặp lại nàng, thân mừng rỡ vô cùng.
- Tại sao nương tử ái khanh lại có mặt trên hòn đảo hoang? - Nhà vua tò mò hỏi.
- Thần cũng thắc mắc vì chuyện này nên cũng đã hỏi nàng. Hoá ra từ lúc thần và nàng kết duyên, các chị của nàng sinh lòng đố kị, ghen ghét. Họ muốn hại nàng để thay làm bà Trạng. Đúng là lòng dạ con người thật khó lường. Nhân lúc thần đi vắng, hai chị sang rủ nàng đi chơi. Nàng vốn không nghi ngờ gì nên đi theo họ. Chẳng ngờ khi thuyền ra đến biển, hai chị đẩy nàng xuống nước và bỏ về. Đang chơi với trên biển thì một con cá kình lao đến nuốt nàng vào bụng, sẵn trong người có dao, nàng đâm chết cá. Xác cá lềnh bềnh trên mặt biển rồi dạt vào một hòn đảo hoang. Nàng lấy dao khoét bụng cá chui ra, lấy đá cọ vào nhau bật lửa lên rồi xẻo thịt cá nướng ăn, sống qua ngày chờ thuyền đến cứu. Hai quả trứng thần cho nở ra một đôi gà đẹp làm bạn với nàng. Cứ thế, nàng sống một mình trên đảo hoang cho đến khi gặp thần.
Nghe xong chuyện thần vô cùng phẫn nộ. Thần bèn đưa vợ về nhà, mở tiệc mừng, mời bà con đến chia vui nhưng thần chưa để nàng xuất hiện vội. Thần muốn thử xem hai cô chị sẽ cư xử ra sao?
Hai ả không biết gì, thấy thần về thì có vẻ mừng rỡ lắm. Họ tranh nhau kể chuyện nương tử thần gặp rủi ro rồi giả vờ khóc nức nở ra chiều thương tiếc lắm. Quả là độc ác, nhẫn tâm. Thần tuy giận tím gan nhưng cố nén và bỏ đi. Tiệc xong, thần đưa nương tử ra. Hai cô chị xấu hổ quá phải bỏ làng ra đi. Và bây giờ thần đang sống rất hạnh phúc với gia mẫu và nương tử của mình. Chuyện của thần chỉ có vậy thôi ạ!
Nhà vua nghe xong câu chuyện lấy làm lạ lùng. Suy nghĩ hồi lâu, người cho rằng đó là ý trời sai Sọ Dừa một người tài giỏi xuống giúp nước nên rất trọng dụng và ban thưởng hậu hĩnh. Kể từ đó về sau, Sọ Dừa sống rất hạnh phúc. Câu chuyện về cuộc đời chàng được nhân dân truyền tụng từ đời này sang đời khác cho đến tận ngày nay.
- Các thể loại văn tham khảo lớp 6
- Bài 1 sgk ngữ văn 6
- Bài 2 sgk ngữ văn 6
- Bài 3 sgk ngữ văn 6
- Bài 4 sgk ngữ văn 6
- Bài 5 sgk ngữ văn 6
- Bài 6 sgk ngữ văn 6
- Bài 7 sgk ngữ văn 6
- Bài 8 sgk ngữ văn 6
- Bài 9 sgk ngữ văn 6
- Bài 10 sgk ngữ văn 6
- Bài 11 sgk ngữ văn 6
- Bài 12 sgk ngữ văn 6
- Bài 13 sgk ngữ văn 6
- Bài 14 sgk ngữ văn 6
- Bài 15 sgk ngữ văn 6
- Bài 16 sgk ngữ văn 6
- Bài 17 sgk ngữ văn 6
- Bài 18 sgk ngữ văn 6
- Bài 19 sgk ngữ văn 6
- Bài 20 sgk ngữ văn 6
- Bài 21 sgk ngữ văn 6
- Bài 22 sgk ngữ văn 6
- Bài 23 sgk ngữ văn 6
- Bài 24 sgk ngữ văn 6
- Bài 25 sgk ngữ văn 6
- Bài 26 sgk ngữ văn 6
- Bài 27 sgk ngữ văn 6
- Bài 28 sgk ngữ văn 6
- Bài 29 sgk ngữ văn 6
- Bài 30 sgk ngữ văn 6
- Bài 31 sgk ngữ văn 6
- Bài 32 sgk ngữ văn 6