Đề số 106: Suy nghĩ của anh (chị) về tình mẹ con

Tôi bật khóc khi đọc câu chuyện về một loài chim vô tình: Có một loài chim mà khi lớn lên, muốn bay được thì phải ăn thịt chim mẹ. Và tất nhiên, chim mẹ luôn mong một ngày nào đó chim con có thể tự mình cất cánh bay cao.

Bài làm

Tôi bật khóc khi đọc câu chuyện về một loài chim vô tình: Có một loài chim mà khi lớn lên, muốn bay được thì phải ăn thịt chim mẹ. Và tất nhiên, chim mẹ luôn mong một ngày nào đó chim con có thể tự mình cất cánh bay cao. Vì thế, chim mẹ đã không do dự tình nguyện để chim con ăn thịt mình. Tôi không biết thực sự có loài chim vô tình ấy không, nhưng tôi chỉ biết với tôi mẹ là tất cả niềm tin, tình yêu và nguồn sống cho tôi tựa nương. Và, ở một góc nhìn nào đó tôi thấy rằng mình hình như chính là chú chim con tàn nhẫn kia.

Khẽ ngắt nụ hồng cài lên mái tóc xanh mẹ yêu
Tóc rối một đời vì năm tháng chở che đời con
Khi thơ ấu con nào đâu có biết,
Mẹ lặng lẽ trong ngàn nỗi muộn phiền
Dù bao gió mưa tình mẹ vẫn thiết tha êm đềm...

Tôi không hề có ý định kể ra đây một câu chuyện về tình mẹ con từ đầu đến cuối, với những tình tiết đôi khi chắc chỉ có trong cổ tích, tôi chỉ muốn kể về những tấm gương người mẹ vì con, rất vì con.

Ở Củ Chi, có bà mẹ Trương Thị Bảy vào những ngày cuối năm cứ nhìn ra rừng trúc xạc xào trong gió đông, ngóng đợi con đi chinh chiến trở về, dù đứa con gái duy nhất của mẹ đã hi sinh hơn ba mươi năm... Đứa con gái yêu của mẹ năm ấy chưa tròn hai tuổi, đáp lời kêu gọi của chiến trường đã có mặt cao nguyên Lâm Đồng, làm chính trị viên trong một đơn vị nữ pháo binh. Người yêu chị cũng là bộ đội. Họ hẹn nhau ngày hòa bình, chị sẽ đưa anh về thăm mẹ rồi làm đám cưới. Nhưng niềm mong đợi hạnh phúc lứa đôi mãi mãi bị chôn vùi, khi chị Pha trong một trận đánh đã chiến đấu với kẻ thù đến hơi thở cuối cùng. Vậy mà mẹ Bảy nào hay biết. Ngày hòa bình, những người con gửi con trai đất Củ Chỉ, bạn cùng lứa với chị Pha trở lại quê xưa. Mẹ cứ ra ngõ trúc trông ngóng con trở về. Nhiều người an ủi mẹ: “Bộ đội tận Lâm Đồng chắc phải lâu lắm mới về tới Sài Gòn”. Thấy bóng ai vào ngõ là mẹ chạy ào ra. Rồi một hôm, có một anh bộ đội tìm gặp mẹ. Anh nghẹn ngào nói: “Pha đã hy sinh nhưng xin mẹ hãy xem con là con trai mẹ”. Mẹ Bảy òa khóc, ôm chầm lấy anh. Dẫu đó là sự thật nhưng mẹ không tin, không muốn tin, nên cứ chiều cuối năm, nghe rừng trúc khua xào xạc trong gió đồng, mẹ cứ ngỡ chị Pha đang trở về bên mẹ...

Tôi chưa bao giờ có được diễm phúc Khẽ ngắt nụ hồng, cài lên mái tóc xanh mẹ yêu. Khi mái tóc mẹ xanh, tôi còn quá nhỏ và chưa ý thức được sự đáp đền của một người con. Chỉ khi sống xa nhà, xa mẹ tôi mới cảm nhận hết sự nồng ấm, cần thiết của bàn tay mẹ, lúc ấy thì mái đầu mẹ đã điểm sương. Nhưng tôi biết mẹ không bao giờ trách hờn về sự vô tâm, thờ ơ ấy, đơn giản vì mẹ là mẹ tôi. Tuổi trẻ của tôi là không ít những thành công, cũng chẳng hiếm những va vấp, thất bại. Ở những giây phút hạnh phúc cao độ hay chán nản cùng cực, hình ảnh làm tôi nghĩ đến trước tiên là giọng nói của mẹ. Những lúc như thế, người tôi muốn có bên mình là mẹ, tôi khao khát được thao thao kể hết cho mẹ những gì đang ôm ấp trong lòng, để được mẹ nhỏ nhẹ chia sẻ, động viên. Khi tôi xốc nổi, phạm phải lỗi lầm, mẹ không bao giờ bỏ mặc tôi, văn ánh mắt hiền từ, vẫn trái tim đôn hậu, mẹ lại nắm tay tôi như khi thơ bé, dắt tôi tiếp bước trên chặng đường đang đón chờ mình. Biết bao điều muốn nói về mẹ nhưng có nói thế nào đi chăng nữa cũng không đáp đền nổi những hy sinh thầm lặng, những yêu thương trĩu nặng mà mẹ đã trao cho con của mình.

Nếu ai đã từng đọc câu chuyện cây táo thì hẳn còn nhớ người đàn ông đã ví cha mẹ như cây táo! Cha mẹ nuôi nấng, che chở và không chờ đợi sự đáp trả! Cha mẹ - những người thầm lặng sau mỗi người, trong khi con cái thì lao đi tìm kiếm những mơ ước cho riêng mình, để đến lúc thất bại thì tìm về với “bóng mát” ấy để trú ngụ và nghỉ ngơi!

Tôi cũng đã từng nghe một câu chuyện về một người mẹ có con bị nhiễm HIV. Khi người con biết mình bị nhiễm HIV, bị tất cả mọi người xung quanh hắt hiu thì vẫn chỉ có mẹ luôn ở bên cạnh, dịu dàng, tận tụy, thương mến.

Khi người con báo tin cho mẹ rằng mình bị nhiễm HIV, anh có cảm tưởng như cả bầu trời đổ sập trên đầu bà. Trong vòng nửa năm, tóc bà bạc trắng và bà già đi như thế cả thập kỷ đã đi qua... Mẹ anh không biết gì về HIV, bà không biết đọc, không biết viết, cả đời chỉ biết lam lũ với việc làm ruộng, nhưng bà vẫn là một người thương con hết lòng... Trong khi người con trai mắc vào căn bệnh thế kỉ đó, mẹ chỉ lặng yên nhìn anh mà khóc, rồi bà nắm tay anh, nuốt nước mắt vào trong lòng, an ủi con trai mình.

Mẹ là những tiếng hát ấm áp ru con khi đông lạnh về
Mẹ là những ánh nắng lấp lánh đưa con đi trên đường quê,
Để con khôn lớn nên dang rộng đôi vai,
Rồi đôi chân bước đi theo từng đêm vui
Mẹ vẫn tha thứ dù cho con mang bao nhiêu lầm lỗi.
Mẹ đã có phút giấu nước mắt cho con thơ ngây nụ cười
Mẹ đã có những lúc thức trắng cho con bao đêm ngủ say.
Ngày con nâng bó hoa xinh chào tương lai,
Mẹ cô đơn đứng bên hiên đầy mưa bay
Trên mỗi bước đi, xin mãi khắc ghi tình mẹ bao la biển trời.

Các bài học liên quan
Đề số 104: Có ý kiến cho rằng: Thiếu sức tưởng tượng, tri thức không có tiềm năng phát triển. Anh (chỉ) có suy nghĩ gì? Bàn luận về ý nghĩa của sức tưởng tượng trong quá trình học tập.
Đề số 102: Khan hiếm nước ngọt và những nguy cơ tiềm ẩn
Đề số 99: Trong lớp anh (chị) có một số bạn gặp khó khăn trong đời sống nên chểnh mảng học tập. Các bạn đó thường mượn câu tục ngữ Cái khó bó cái khôn để tự biện hộ, Theo anh (chị), nên hiểu câu tục ngữ này như thế nào?
Đề số 98: Trong một lần nói chuyện với học sinh, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó. Suy nghĩ của anh (chị) về câu nói đó.

Bài học nổi bật nhất

Đề thi lớp 10 mới cập nhật