Đề số 102: Khan hiếm nước ngọt và những nguy cơ tiềm ẩn
Nước là nguồn tài nguyên có ý nghĩa sống còn đối với mỗi sinh vật, nhưng nguồn tài nguyên này lại có hạn. Hơn 80% trong số toàn bộ các bệnh tật của con người trên thế giới bắt nguồn từ việc không được tiếp cận với nguồn nước sạch, do sử dụng nước bẩn.
- Bài học cùng chủ đề:
- Đề số 101: Hạnh phúc là đấu tranh (C.Mác).
- Đề số 100: Trong thế giới AIDS, Im lặng là chết.
- Đề số 99: Trong lớp anh (chị) có một số bạn gặp khó khăn trong đời sống nên chểnh mảng học tập. Các bạn đó thường mượn câu tục ngữ Cái khó bó cái khôn để tự biện hộ, Theo anh (chị), nên hiểu câu tục ngữ này như thế nào?
- Ngữ pháp tiếng anh hay nhất
Bài làm
Nước là nguồn tài nguyên có ý nghĩa sống còn đối với mỗi sinh vật, nhưng nguồn tài nguyên này lại có hạn. Hơn 80% trong số toàn bộ các bệnh tật của con người trên thế giới bắt nguồn từ việc không được tiếp cận với nguồn nước sạch, do sử dụng nước bẩn. Trên thế giới có hơn hai trăm thủy vực và là tài nguyên chung của từ hai quốc gia trở lên, và tình trạng khan hiếm nước sẽ tạo tiềm năng về các tranh chấp nguy hiểm. Hầu hết các nguồn nước trên Trái Đất đều không thể dùng trực tiếp được: 97% là nước biển, 2% nằm kẹt trong cát núi, sông băng. Chúng ta chỉ sử dụng thường xuyên 1% còn lại, nhưng một tỷ lệ không nhỏ trong số này lại nằm sâu trong lòng đất, khó khai thác.
Trước đây, chúng ta phải đau đầu với các vấn đề an ninh và kinh tế. Gần hơn một chút nữa là nỗi lo về sự cạn kiệt các nguồn năng lượng (than đá, dầu mỏ...). Giờ đây các cuộc khủng hoảng sinh thái đã trở thành nguy cơ trước mắt mà nước ngọt - nguồn tài nguyên không thể tái tạo bị đe dọa đầu tiên, ít ai biết rằng chính trong số mười bốn nước ở khu vực Trung Đông đã phải đối mặt với các điều kiện khan hiếm nước do trên lãnh thổ của mình không có mưa. Những quốc gia này đã trở thành khu vực khan hiếm nước ngọt nhất thế giới. Ở Trung Đông, nước ở các dòng sông (hầu hết đều chảy qua một vài nước) là nguyên nhân của nhiều cuộc xung đột vũ trang trong nhiều thập kỷ qua.
Liên Hợp Quốc vừa công bố báo cáo mang tên Tương lai 2008, dự báo về những thách thức với loài người trong tương lai. Ngoài giá lương thực và năng lượng tăng cao, tình trạng khan hiếm nước ngọt sẽ trở thành một trong những thách thức lớn nhất với nhân loại trong tương lai.
Một số vùng như các sa mạc ở châu Phi, Trung Đông, Ai Cập... cùng thiếu nước trầm trọng, thậm chí đã diễn ra các cuộc xung đột về nước. Một nửa diện tích đất canh tác của Ai Cập có nguy cơ bị chua mặn vì thiếu nước do mực nước của sông Nin - “thần nước” của nền văn minh Ai Cập cổ đại - hiện đã tụt xuống 90cm so với trước đây. Tại châu u cũng có tới hai mươi triệu người dân không được tiếp cận với các điều kiện vệ sinh an toàn vì tranh trạng thiếu nước. Hiện nay, Đức là quốc gia có giá nước sinh hoạt đắt nhất thế giới, cao gấp bốn lần so với giá nước sinh hoạt tại Mỹ.
Nguyên nhân dẫn đến nguy cơ khan hiếm nước ngọt trên thế giới là rất nhiều, trong đó có tình trạng bất bình đồng về sử dụng nước. Hiện nay, một người sinh sống ở Bắc Mỹ bình quân sử dụng bốn trăm lít nước mỗi ngày, một người ở châu u cũng dùng đến hai trăm lít/ngày, trong khi người dân tại các nước nghèo sử dụng bình quân khoảng mười lít mỗi ngày. Ngoài ra, các yếu tố như tăng trưởng kinh tế và dân số nhanh, tốc độ đô thị hóa quá chóng mặt, nhu cầu nước dùng cho nông nghiệp tăng cao, ô nhiễm môi trường, thất thoát và lãng phí nước... cũng sẽ khiến Trái Đất cạn kiệt nguồn nước.
Theo dự báo của các nhà khoa học, đến năm 2025 sẽ có khoảng ba mươi tư quốc gia có lượng nước ngọt dự trữ tụt xuống dưới mức 1.000m3/người/ năm. Trong khi đó, nhu cầu dùng nước của thế giới lại tăng mỗi năm khoảng 2% đến 3%, và cứ sau hai mươi mốt năm lại tăng gấp đôi. Do nhu cầu tăng do sự phân bố không đồng đều nguồn nước mưa, nước mặt, nước ngầm, hiện tượng thiếu nước sinh hoạt và các bức xúc trong nhu cầu về nước sẽ dẫn đến nhiều căng thẳng chính trị thậm chí sẽ diễn ra ở cấp khu vực. Vì những lẽ như trên UNEP muốn thông điệp Nước - Hai tỉ người đang khát phải được từng người một trên thế giới biết đến. Biết để có ý thức trong việc sử dụng, để có ý thức trong việc bảo vệ nguồn, ngăn chặn các tác nhân làm xấu nguồn nước.
Khan hiếm nước ngọt không chỉ là vấn đề riêng của một quốc gia cụ thể mà là vấn đề chung của toàn thế giới. Sự khan hiếm nước ngọt bên cạnh việc ảnh hưởng đến cuộc sống xã hội, còn gây ảnh hưởng đến các ngành kinh tế.
Đối với sản xuất nông nghiệp, khoảng 70% nước trên toàn cầu được sử dụng trong sản xuất nông nghiệp. Ở một số nước đang phát triển, nơi số dân đang tăng nhanh nhất, tiêu thụ cho nông nghiệp lên tới 90%. Nạn hạn hán ở Australia đã làm giá gạo trên thị trường thế giới tăng trong năm 2008. Các công ty sản xuất cốc sản phẩm cần khối lượng nước lớn, như thịt và nhiên liệu sinh học, phải đương đầu với hạn hán.
California là bang đứng đầu tất cả các bang ở Mỹ về sản lượng nông nghiệp, chiếm 13% toàn bộ sản phẩm nông nghiệp của Mỹ. Năm nay là năm thứ ba liên tiếp hàng ngày phải chịu hạn hán. Thiệt hại về kinh tế lên đến ba tỷ USD và mất 95.000 việc làm trong nông nghiệp. Đối với sản xuất đồ uống, các hãng đồ uống Coca-Cola và PepsiCo đã không được cấp giấy phép hoạt động tại Kerala, Ấn Độ, do sự phản đối việc mở những nhà máy mới tại đây vì khan hiếm nước. Nhiều công ty sản xuất nước uống đóng chai cũng bị phản đối ở những nơi khan hiếm nước.
Đối với công nghệ cao, hơn một nửa nhà máy sản xuất chất bán dẫn lớn nhất trên thế giới là ở châu Á - Thái Bình Dương nơi nguy cơ khan hiếm nước là nghiêm trọng. Các chip silicon cần một khối lượng lớn nước để chế tạo và các “nhà máy này đang phải cạnh tranh nước với người dân địa phương. Đối với sản xuất điện, nạn hạn hán có thể làm giảm sản xuất điện từ thủy điện và nguồn điện giảm do khí thải hiệu ứng nhà kính.
Và tất nhiên, Việt Nam không nằm ngoài vòng xoáy của sự khan hiếm nước. Khắp tất cả các tỉnh, thành phố đều gặp phải sự khan hiếm nước ngọt này. Đặc biệt là các tỉnh thành ở khu vực miền Nam và Nam Trung Bộ.
Tại Đồng bằng sông Cửu Long, xảy ra tình trạng thừa nước mặn, thiếu nước ngọt. Hàng nghìn ha lúa đông xuân giảm năng suất vì hạn hán và nước mặn xâm thực, người dân sống ở vùng này không có nước để sinh hoạt.
Tại Thành phố Hồ Chí Minh, nhiều khu dân cư thiếu nước ngọt trong sinh hoạt, có nơi đến tận ba tháng, không có nước ngọt để dùng phải sử dụng giếng khoan nhưng vẫn chưa khắc phục được tình trạng này.
Sự khan hiếm nước ngọt giờ đây đã thật sự trở thành một vấn đề cấp bách toàn cầu. Nó gây ảnh hưởng không nhỏ đến kinh tế, đời sống xã hội và sự phát triển của mỗi quốc gia. Vào ngày 5-6 hàng năm, hàng trăm quốc gia trên thế giới lại tổ chức kỷ niệm Ngày Môi trường Thế giới. Ngày Môi trường Thế giới là một trong những sự kiện mà thông qua các chủ đề cụ thể, cơ quan bảo vệ môi trường Liên hiệp quốc (UNEP) muốn nâng cao nhận thức của nhân loại về “Môi trường của Trái Đất”, khuyến khích các nhà lãnh đạo, các cơ quan quản lý tăng cường quan tâm và có những hành động thiết thực trong bảo vệ môi trường. Với chủ đề Nước - Hai tỉ người đang khát (Water - Two billion people are dying for it), năm nay UNEP đang khẩn thiết kêu gọi mỗi người trong, chúng ta chung sức giữ gìn nguồn sống quý giá của hành tinh chúng ta. Đó là Nước. Giữ gìn nguồn nước chính là giữ gìn cuộc sống của chính mình.
- Một số tác giả, tác phẩm văn học tham khảo
- Tuần 1 sgk ngữ văn 10
- Tuần 2 sgk ngữ văn 10
- Tuần 3 sgk ngữ văn 10
- Tuần 4 sgk ngữ văn 10
- Tuần 5 sgk ngữ văn 10
- Tuần 6 sgk ngữ văn 10
- Tuần 7 sgk ngữ văn 10
- Tuần 8 sgk ngữ văn 10
- Tuần 9 sgk ngữ văn 10
- Tuần 10 sgk ngữ văn 10
- Tuần 11 sgk ngữ văn 10
- Tuần 12 sgk ngữ văn 10
- Tuần 13 sgk ngữ văn 10
- Tuần 14 sgk ngữ văn 10
- Tuần 15 sgk ngữ văn 10
- Tuần 16 sgk ngữ văn 10
- Tuần 17 sgk ngữ văn 10
- Tuần 18 sgk ngữ văn 10
- Tuần 19 sgk ngữ văn 10
- Tuần 20 sgk ngữ văn 10
- Tuần 21 sgk ngữ văn 10
- Tuần 22 sgk ngữ văn 10
- Tuần 23 sgk ngữ văn 10
- Tuần 24 sgk ngữ văn 10
- Tuần 25 sgk ngữ văn 10
- Tuần 26 sgk ngữ văn 10
- Tuần 27 sgk ngữ văn 10
- Tuần 28 sgk ngữ văn 10
- Tuần 29 sgk ngữ văn 10
- Tuần 30 sgk ngữ văn 10
- Tuần 31 sgk ngữ văn 10
- Tuần 32 sgk ngữ văn 10
- Tuần 33 sgk ngữ văn 10
- Tuần 34 sgk ngữ văn 10
- Tuần 35 sgk ngữ văn 10