Đề số 97: Đam mê học hỏi là niềm đam mê không bao giờ phản bội con người. Anh (chị) suy nghĩ gì về ý kiến trên
Học hỏi là quá trình tiếp thu kiến thức, làm giàu vốn sống để giúp con người trên mọi mặt như Unesco nói: Học để biết, học để làm, học để tồn tại và học để chung sống.
- Bài học cùng chủ đề:
- Đề số 96: Anh (chị) hãy trình bày suy nghĩ của mình về nhận định: Biết và hiểu là cần để làm theo, đi theo, nhưng phải biết tưởng tượng mới sáng tạo được cái mới.
- Đề số 95: Bình luận về vai trò của sách đối với đời sống con người.
- Đề số 94: Từ quan niệm coi trọng tình bạn của các nhà thơ thời Đường, hãy suy nghĩ về vị trí và ý nghĩa của tình bạn trong cuộc sống hiện nay.
- Ngữ pháp tiếng anh hay nhất
Bài làm
Học hỏi là quá trình tiếp thu kiến thức, làm giàu vốn sống để giúp con người trên mọi mặt như Unesco nói: Học để biết, học để làm, học để tồn tại và học để chung sống. Đam mê học hỏi là nhu cầu cao quý mang tính nhân văn nên không gây tác hại xấu. So sánh với những đam mê khác như cờ bạc, rượu chè... là thỏa mãn những ham muốn tầm thường, sẽ gây tác hại xấu sau này, dẫn con người ngày càng sa đọa, các tệ nạn xảy ra...
Đam mê học hỏi là niềm đam mê không bao giờ phản bội ta. Thật vậy, đam mê là sự say mê không biết mệt mỏi khi làm một việc nào đó. Có những học sinh đam mê trò chơi điện tử. Khi kì thi đến gần, những trò chơi điện tử ấy không giúp học sinh đó cứu vãn những điểm kém đáng xấu hổ. Và nguy hiểm hơn, chúng không cứu vớt được tương lai của cả một đời người. Lại có niềm đam mê bài bạc, ăn chơi của những “cậu ấm, cô chiêu”, của những kẻ vô công rồi nghề... Những niềm đam mê vô bổ ấy đã phản bội họ, đẩy họ sa vào góc tối của tương lai. Nhưng đam mê học hỏi thì khác. Đam mê học hỏi giữa con người có trí thức, có hiểu biết và nhất là có được tương lai tươi sáng hơn. Nhiều quan trạng của Việt Nam ta xưa có hoàn cảnh nghèo khó nhưng con đường học hành đã đưa họ đến đỉnh cao của chức tước. Nhà văn M. Go-rơ-ki từng là một cậu bé mồ côi nghèo khổ nhưng với niềm đam mê học hỏi, ông đã trở thành một nhà văn thiên tài, một nhà cách mạng lỗi lạc của nền văn học Xô viết. Học trò ngày nay, có rất nhiều người đã và đang đam mê học hỏi. Sự thành công trong sự nghiệp, sự trân trọng của xã hội, bạn bè thầy cô... là phần thưởng xứng đáng dành cho những con người như thế.
Bạn đã từng nghe câu chuyện về tay vợt cầu lông số một Việt Nam - Nguyễn Tiến Minh? Bỏ qua con đường trải hoa hồng do ba mẹ sắp xếp, bỏ qua công việc kinh doanh với những điều thuận lợi, Tiến Minh lựa chọn con đường chông gai để theo đuổi đam mê và thực hiện hoài bão của đời mình. Có một sân tập riêng, để dạy cho những người mê cầu lông những đường cầu tuyệt diệu, gắn bó cả đời mình với những bước di chuyển, những cú bỏ cầu không thể nào không khiến người xem thốt lên kinh ngạc... đó là lựa chọn tương lai của Minh. Và mỗi ngày vẫn luyện tập miệt mài, chuyên cần và chăm chỉ như một chú ong hút mật đem lại vị ngọt cho đời, Tiến Minh vẫn là một vận động viên rất giản dị và hiền lành sau những chiến thắng vinh quang ở đấu trường quốc tế...
Và còn một nhân vật nữa, chúng ta không thể không nhắc đến, người được (đánh giá cao trong các lĩnh Vực đào tạo quản lý, tín dụng, bán hàng/marketing, kỹ năng giao tiếp ứng xử trong kinh doanh... Đó là bà Ngô Thanh Thủy, hiện là một trong những mẫu hình thành đạt của phụ nữ Việt Nam hiện đại.
Năm 1991, sau khi tốt nghiệp xuất sắc chuyên ngành Ngữ văn Đại học Tổng hợp Kazan - Nga theo học bổng Chính phủ, bà Ngô Thanh Thủy về làm Biên tập viên chính kiêm Phụ trách Quan hệ đối ngoại, Tạp chí đối ngoại Việt Nam - Khoa học xã hội (tiếng Anh), Viện Khoa học Xã hội & Nhân văn Quốc gia (VNCSSH) từ 1992, Trong thời gian làm việc ở Viện, bà đã tích lũy dần cho mình những kinh nghiệm cũng nhờ thành công ban đầu. Gắn bó với nơi này khoảng 3 năm, năm 1995 bà chuyển sang Bộ phận Đầu tư thuộc Ngân hàng ANZ Việt Nam trong vai trò Phụ trách quan hệ khách hàng. Đến năm 2002, bà chuyển sang Khối Dịch vụ Ngân hàng Doanh nghiệp cũng trong cương vị Phụ trách quan hệ I khách hàng. Với năng lực và kinh nghiệm của bản thân, bà Thủy từng bước khẳng định vị trí của mình trong ANZ, trở thành một trong những thành viên quan trọng của ANZ. Học hỏi là niềm đam mê không tắt trong người phụ nữ tài giỏi và xinh đẹp này, năm 2001 bà tốt nghiệp Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh - Đại học Công nghệ Sydney (UTS), Australia (học bổng AUSAID). Không dừng lại ở việc hoạt động trong các lĩnh vực của Ngân hàng, bà Thủy còn tham gia giảng dạy tư vấn cho rất nhiều khóa đào tạo về các định chế tài chính của các ngân hàng, công ty chứng khoán hay các quỹ đầu tư tài chính. Không cho phép mình dừng lại, bà Thủy luôn luôn “ép” mình phải làm việc: từ năm 2002 đến năm 2005 bà làm Giám đốc Chi nhánh Hà Nội - Giảng viên/ Chuyên gia tư vấn, Trung tâm Đào tạo Ngân hàng (BTC). Từ 2005 đến 2007 trở thành Giám đốc Đào tạo & Tư vấn, Công ty Tư vấn Tài chính và Thương mại PTC (PTC). Trong năm năm gần đây với tư cách là Chuyên gia cao cấp chuyên biên soạn tài liệu và đào tạo nhân lực cho ngành tài chính - ngân hàng, bà đã gặt hái được nhiều thành công đồng thời xây dựng được uy tín trong các chương trình hội thảo tập huấn dành cho đội ngũ quản lý sơ trung cấp và nhân viên kinh doanh. Hiện nay, người phụ nữ ấy đã trở thành Giám đốc khối các định chế tài chính Việt Nam, Ngân hàng ANZ. Khi là một giảng viên, một chuyên viên tư vấn, bà để lại ấn tượng dễ mến trong lòng các học viên của mình. Trong các lĩnh vực đào tạo quản lý, tín dụng, bán hàng/marketing, kỹ năng giao tiếp ứng xử trong kinh doanh... bà được các chuyên gia, các nhà kinh tế đánh giá rất cao. Ngoài ra, bà cũng rất thành công trong việc trợ giảng cho các chuyên gia quốc tế nổi tiếng.
Tuổi đời còn trẻ nhưng những thành tích mà người phụ nữ này gặt hái được là mục tiêu phấn đấu của không ít phụ nữ Việt Nam khác. Với trí tuệ, nghị lực và kinh nghiệm đã có, chắc chắn bà sẽ tiếp tục tiến xa hơn nữa trên con đường công danh.
Hai đại diện tiêu biểu ở hai lĩnh vực hoàn toàn khác nhau, giữa họ có một điểm chung duy nhất đó là sự đam mê học hỏi. Cả Nguyễn Tiến Minh và bà Ngô Thanh Thủy đều là những người không bao giờ từ bỏ đam mê của mình, những người không bao giờ thôi học hỏi, thôi tích lũy kiến thức và kinh nghiệm.. Và quả thật, đam mê học hỏi là niềm đam mê không bao giờ phản bội ta khi họ đã đạt được rất nhiều thành công trên con đường của mình.
- Một số tác giả, tác phẩm văn học tham khảo
- Tuần 1 sgk ngữ văn 10
- Tuần 2 sgk ngữ văn 10
- Tuần 3 sgk ngữ văn 10
- Tuần 4 sgk ngữ văn 10
- Tuần 5 sgk ngữ văn 10
- Tuần 6 sgk ngữ văn 10
- Tuần 7 sgk ngữ văn 10
- Tuần 8 sgk ngữ văn 10
- Tuần 9 sgk ngữ văn 10
- Tuần 10 sgk ngữ văn 10
- Tuần 11 sgk ngữ văn 10
- Tuần 12 sgk ngữ văn 10
- Tuần 13 sgk ngữ văn 10
- Tuần 14 sgk ngữ văn 10
- Tuần 15 sgk ngữ văn 10
- Tuần 16 sgk ngữ văn 10
- Tuần 17 sgk ngữ văn 10
- Tuần 18 sgk ngữ văn 10
- Tuần 19 sgk ngữ văn 10
- Tuần 20 sgk ngữ văn 10
- Tuần 21 sgk ngữ văn 10
- Tuần 22 sgk ngữ văn 10
- Tuần 23 sgk ngữ văn 10
- Tuần 24 sgk ngữ văn 10
- Tuần 25 sgk ngữ văn 10
- Tuần 26 sgk ngữ văn 10
- Tuần 27 sgk ngữ văn 10
- Tuần 28 sgk ngữ văn 10
- Tuần 29 sgk ngữ văn 10
- Tuần 30 sgk ngữ văn 10
- Tuần 31 sgk ngữ văn 10
- Tuần 32 sgk ngữ văn 10
- Tuần 33 sgk ngữ văn 10
- Tuần 34 sgk ngữ văn 10
- Tuần 35 sgk ngữ văn 10