Đề số 93: Từ câu chuyện về Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn (Trích Đại Việt sử kí toàn thư) và Thái sư Trần Thủ Độ (trích Đại Việt sử kí toàn thư), anh chị có suy nghĩ gì về nhân cách và vai trò của người lãnh đạo trong cuộc sống hiện nay
Thời phong kiến, nhiều danh sĩ đã trở thành ẩn sĩ. Họ không màng danh lợi, coi địa vị xã hội chỉ là thứ dây buộc vào người. Đó là lý do khiến họ thường lánh mình về nơi thôn quê hẻo lánh để không phải chen chân trong vòng danh lợi.
- Bài học cùng chủ đề:
- Đề số 92: Viết đoạn văn bàn về tác hại của sự tức giận trong cuộc sống.
- Đề số 91: Viết đoạn văn bàn luận vấn đề: Ai cũng có cuộc sống, nhưng chỉ có một số người mới có một cuộc sống đích thực.
- Đề số 90: Viết đoạn văn bản về tính độc lập, tự chủ trong học tập.
- Ngữ pháp tiếng anh hay nhất
Bài làm
Thời phong kiến, nhiều danh sĩ đã trở thành ẩn sĩ. Họ không màng danh lợi, coi địa vị xã hội chỉ là thứ dây buộc vào người. Đó là lý do khiến họ thường lánh mình về nơi thôn quê hẻo lánh để không phải chen chân trong vòng danh lợi. Nhưng cũng có những người dùng cảm dấn thân trong chốn quan trường, gắng đem sức mình cống hiến cho giang sơn, dân tộc. Tiêu biểu trong lịch sử thời Trần có thể kể đến Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn và Thái sư Trần Thủ Độ. Trong Đại Việt sử ký toàn thư, bằng những câu chuyện chân thực, sinh động, Ngô Sĩ Liên đã khắc họa chân dung hai nhân nhân vật này một cách rõ nét với những nét tính cách đáng trọng trong tư cách của người lãnh đạo.
Trong lịch sử phong kiến, Trần Thủ Độ và Trần Quốc Tuấn vốn được coi là những bậc hiền tài của triều đại nhà Trần. Bao thế kỉ qua, cho đến tận bây giờ, hai con người này vẫn là những nhân cách cao đẹp, xứng đáng được nêu gương. Với Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn, chúng ta được biết đến một con người mang trong mình nhiều phẩm chất cao đẹp, mà trước hết có thể nhận thấy đó là lòng trung quân ái quốc. Tấm lòng với dân với nước của Trần Quốc Tuấn được thể hiện ở tinh thần yêu nước sâu sắc và ý thức trách nhiệm công dân đối với đất nước.
Qua lời phân tích cặn kẽ với vua về cách đánh giặc, cách giữ nước khi ông lâm bệnh, bất cứ ai cũng nhận thấy tinh thần hết lòng lọ tính kế sách giúp vua giữ nước an dân của Quốc Tuấn. Suốt cuộc đời, Trần Quốc Tuấn đã thờ trọn chữ “trung”. Lòng trung của ông được đặt trong hoàn cảnh thử thách đặc. biệt. Trần Quốc Tuấn không quên mối hiềm khích giữa cha ông và Trần Thái Tông. Ông cũng không quên lời dặn dò của cha mình trước khi lâm chung. Bản thân ông cũng bị đặt trong mối mâu thuẫn giữa “hiếu” và “trung”. Nhưng khi được nắm binh quyền trong tay, Trần Quốc Tuấn đã đặt “trung” lên trước “hiếu”, đặt nợ nước lên trên tình nhà. Hay nói cách khác, ông đã không hiểu chữ “hiếu” một cách cứng nhắc. “Trung” cùng như “hiếu” đều bị chi phối bởi nghĩa lớn đối với đất nước. Thái độ của Trần Quốc Tuấn đối với Yết Kiêu, Dã Tượng (cảm phục đến phát khóc, khen ngợi hai người), đối với Hưng Vũ Vương (ngầm cho là phải) và đối với Hưng Nhượng Vương Trần Quốc Tảng (rút gươm kể tội) khi nghe câu trả lời của họ càng tăng thêm tấm lòng trung nghĩa của ông.
Lòng trung quân ái quốc của Trần Quốc Tuấn lại đi cùng với tài năng mưu lược. Với tài năng ấy, Trần Quốc Tuấn đã phò giúp hai vị nhà Trần chống giặc ngoại xâm, trấn an nhân dân. Tài đức của ông còn khiến quân giặc phương Bắc còn phải kính cẩn, nể sợ: Tiếng vang đến giặc Bắc, chúng thường gọi ông là An Nam Vương Trần Quốc Tuấn mà không dám gọi tên. Ông để lại câu nói đầy dũng khí: “Bệ hạ chém đầu tôi trước rồi hãy hàng” và cống hiến cho đời sau những tác phẩm quân sự có giá trị (Binh gia diệu lý yếu lược, Vạn Kiếp tông bí truyền thư). Qua cách ông trình bày với vua về thời thế, tương quan ta - địch, sách lược của địch, đối sách của ta, đặc biệt là chú trọng đoàn kết sức mạnh toàn dân, có thể thấy rõ tầm nhìn sáng suốt, xa rộng của vị tướng tài ba.
Không chỉ trung quân ái quốc, tài năng mưu lược, Trần Quốc Tuấn còn là người có đức độ lớn lao. Dù được vua trọng đãi rất mực nhưng ông luôn khiêm tốn, kính cẩn giữ tiết làm tôi. Ông chủ trương khoan thư sức dân, vì hiểu dân là gốc của nước. Ông tận tình với tướng sĩ dưới quyền, soạn sách dạy bảo, khích lệ, ông lại khéo tiến cử người tài giỏi cho đất nước, như Dã Tượng, Yết Kiêu, là gia thần của ông, có dự công dẹp Ô Mã Nhi, Toa Đô. Bọn Phạm Ngũ Lão, Trần Thì Kiến, Trương Hán Siêu, Phạm Lãm, Trịnh Dù, Ngô Sĩ Thường, Nguyễn Thế Trực vốn là môn khách của ông, đều nổi tiếng thời đó về văn chương và chính sự. Ông cẩn thận tính toán phòng xa việc hậu sự của mình. Trong tín ngưỡng của dân gian, sau khi mất, ông còn linh hiển phù trợ dân chống lại tai nạn, dịch bệnh: Đến nay, mỗi khi đất nước có giặc vào cướp, đến lễ ở đền ông, hễ tráp đựng kiếm có tiếng kêu thì thế nào cũng thắng lớn.
Cũng là người có địa vị trí cao trong triều đình nhà Trần nhưng cũng như Trần Quốc Tuấn, Trần Thủ Độ hết lòng trung nghĩa với vua, vì nước, vì dân. Những phẩm chất đáng quý trong nhân cách của ông được thể hiện rất rõ qua các sự việc Ngô Sĩ Liên đã dẫn ra trong câu chuyện Thái sư Trần Thủ Độ.
Chuyện đầu tiên, có người hặc tội chuyên quyền của Trần Thủ Độ với vua, Trần Thủ Độ không những không biện bạch cho bản thân và tỏ lòng thù oán, tìm cách trừng trị mà còn công nhận lời nói phải, lại còn thưởng cho người dám dũng cảm vạch tội lỗi của mình. Qua đó có thể thấy ông là người phục thiện, công minh, độ lượng và có bản lĩnh.
Khi nghe Linh Từ Quốc Mẫu khóc và mách về tên quân hiệu không cho đi qua thềm cấm, Trần Thủ Độ không bênh vợ bắt tội tên quân hiệu mà tìm hiểu rõ sự việc rồi còn khen thưởng kẻ giữ đúng luật pháp. Câu chuyện thứ hai này thể hiện sự chí công vô tư, tôn trọng pháp luật, không thiên vị người thân trong nhân cách Trần Thủ Độ.
Chuyện thứ ba, có người chạy chọt nhờ Linh Từ Quốc Mẫu xin cho làm chức câu đương - một chức dịch nhỏ trong xã, nhưng ông đã dạy cho tên này một bài học: muốn làm chức quan ấy hắn phải chịu bị chặt một ngón chân để phân biệt với những người khác do xứng đáng mà được cử. Qua đó có thể thấy ông giữ gìn sự công bằng của phép nước, bài trừ tệ nạn chạy chọt, đút lót, dựa dẫm thân thích.
Chuyện thứ tư, vua muốn phong chức tướng cho An Quốc, anh của Trần Thủ Độ, nhưng ông thẳng thắn trình bày quan điểm: chỉ nên chọn lựa người giỏi nhất, không nên hậu đãi cả hai anh em sẽ làm rối việc triều đình. Câu chuyện cho thấy Trần Thủ Độ luôn đặt công việc lên trên, không tư lợi gây bè kéo cánh.
Có thể nói chí công vô tư, thẳng thắn, cầu thị, độ lượng, nghiêm minh là những phẩm chất đáng quý trong nhân cách Trần Thủ Độ mà không phải vị lãnh đạo nào cũng có thể có được trong mình.
Những phẩm chất của Trần Quốc Tuấn và Trần Thủ Độ là những phẩm chất làm nên nhân cách bất tử, vĩ đại của hai người con trong lòng dân tộc. Đó cũng chính là những phẩm chất mà bất cứ người nào ở cương vị lãnh đạo cũng cần phải có: yêu nước thương dân, trung quân ái quốc, tài trí mưu lược, chí công vô tư, thẳng thắn, cầu thị, độ lượng, nghiêm minh. Thực tế, trong lịch sử Việt Nam, đã có rất nhiều lãnh đạo tiếp thu những phẩm chất cao đẹp trong nhân cách của các bậc tiền bối đó mà người xuất sắc nhất là Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, trong thực tế, vẫn còn không ít vị lãnh đạo lạm dụng chức quyền mà cửa quyền, hách dịch, tham ô, vây bè kéo cánh... Những kẻ như thế chỉ là những con sâu mọt, làm hại đất nước, nhân dân mà thôi.
- Một số tác giả, tác phẩm văn học tham khảo
- Tuần 1 sgk ngữ văn 10
- Tuần 2 sgk ngữ văn 10
- Tuần 3 sgk ngữ văn 10
- Tuần 4 sgk ngữ văn 10
- Tuần 5 sgk ngữ văn 10
- Tuần 6 sgk ngữ văn 10
- Tuần 7 sgk ngữ văn 10
- Tuần 8 sgk ngữ văn 10
- Tuần 9 sgk ngữ văn 10
- Tuần 10 sgk ngữ văn 10
- Tuần 11 sgk ngữ văn 10
- Tuần 12 sgk ngữ văn 10
- Tuần 13 sgk ngữ văn 10
- Tuần 14 sgk ngữ văn 10
- Tuần 15 sgk ngữ văn 10
- Tuần 16 sgk ngữ văn 10
- Tuần 17 sgk ngữ văn 10
- Tuần 18 sgk ngữ văn 10
- Tuần 19 sgk ngữ văn 10
- Tuần 20 sgk ngữ văn 10
- Tuần 21 sgk ngữ văn 10
- Tuần 22 sgk ngữ văn 10
- Tuần 23 sgk ngữ văn 10
- Tuần 24 sgk ngữ văn 10
- Tuần 25 sgk ngữ văn 10
- Tuần 26 sgk ngữ văn 10
- Tuần 27 sgk ngữ văn 10
- Tuần 28 sgk ngữ văn 10
- Tuần 29 sgk ngữ văn 10
- Tuần 30 sgk ngữ văn 10
- Tuần 31 sgk ngữ văn 10
- Tuần 32 sgk ngữ văn 10
- Tuần 33 sgk ngữ văn 10
- Tuần 34 sgk ngữ văn 10
- Tuần 35 sgk ngữ văn 10