Đề số 109: Suy nghĩ về tình yêu đất nước
Sẽ ít ai còn nhớ những bài học thuở mình còn nhỏ xíu - ngày còn tuổi măng non. Một phần bởi thời gian phôi pha, một phần bởi càng lớn người ta càng học sâu hơn những điều đã biết.
- Bài học cùng chủ đề:
- Đề số 106: Suy nghĩ của anh (chị) về tình mẹ con.
- Đề số 107: Suy nghĩ về việc học.
- Đề số 106: Nêu suy nghĩ của em về ý nghĩa của tình yêu thương.
- Ngữ pháp tiếng anh hay nhất
Bài làm
Sẽ ít ai còn nhớ những bài học thuở mình còn nhỏ xíu - ngày còn tuổi măng non. Một phần bởi thời gian phôi pha, một phần bởi càng lớn người ta càng học sâu hơn những điều đã biết. Vậy nên, bài học thuở nhỏ trở nên mơ hồ, xa xăm quá đỗi. Nhưng có một bài học ta được học từ thuở bé vậy mà đó lại là bài học theo ta suốt cả cuộc đời: bài học ấy bé mà không bé, nhỏ mà không nhỏ, gần gũi giản dị mà vĩ đại biết chừng nào. Bài học ấy là điều đầu tiên Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng: Yêu Tổ quốc, yêu đồng bào.
Ta cứ mãi trăn trở bởi tại sao lời dạy đầu tiên của Người cho các cháu bé thơ là bài học lớn lao như vậy? Sức vóc các em có lẽ cũng chưa thể tưởng tượng hết biên giới đất nước mình. Vậy làm sao để mà yêu nó? Vả chăng, đất nước mình đâu chỉ có phần lãnh thổ được giới hạn bởi những đường biên giới quốc tế. Đất nước mình, đó còn là những điều thiêng liêng gọi dậy lớp lớp những thế hệ người đã sống, chiến đấu và bảo vệ mảnh đất ấy vững bền ngàn năm.
Vâng, đất nước của ta, nơi triệu triệu con người đã sống và chết, họ lập ra những làng những xóm, họ quây quần chia nhau bờ ruộng con mương, họ chung nhau những ngọn giáo cây súng chống giặc. Năm qua đi, tháng qua đi, họ kiên a cường bám đất, làm ra cái ăn cái mặc, sẵn sàng xả thân để giữ đất giữa làng. Chỉ một cái tên đất nước trên bản đồ thế giới mà được mấy nghìn năm thế hệ gìn giữ viết nên.
Đến lượt mẹ cha ta. Đất nước ta là nơi mẹ cha ta gặp gỡ. Cha mẹ tôi không đi qua chiến tranh bom đạn nhưng họ đi qua những thăng trầm của lịch sử quê hương. Dẫu gian khó họ vẫn yêu thương nhau lam lũ tảo tần giữ lấy nơi họ gọi là đất nước. Chính nơi ấy, ta sinh ra là kết tinh tình yêu thương cha mẹ, là niềm chờ mong của ông bà, là tiếng cười của xóm làng, thôn bản. Tôi nhớ tuổi thơ tôi cánh diều trên bầu trời quê hương lộng gió, tuổi thơ tôi bắt cá trên đồng nước nắng chang chang và nhiều nữa những con phố hơi may chạy dài xao xác.. Tuổi thơ tôi còn in bóng những đứa bạn đen nhẻm cất tiếng cười, khanh khách chạy đua cùng tiếng sóng, những người láng giềng đuổi theo đám trẻ trộm ổi để trả lại chúng đôi dép bỏ quên! Chao ôi! Đất nước! Vậy ra nó đâu phải là điều gì cao xa quá. Mà cao xa lạ với ai kia ưa những mĩ từ trau chuốt, còn với chúng tôi hiện tại, đất nước giản dị là mẹ là cha, là con đường đi học, là tuổi thơ hồn nhiên vô tư là những bạn bè, họ hàng, làng xóm...
Vậy thì tình yêu đất nước cũng đâu cần đến những cách gọi cầu kì, xa xôi? Yêu nước là yêu những gì gần gũi thân thuộc nhất tựa hồ như hơi thở. Tôi hiểu ra điều ấy khi lần đầu tiên đọc Lòng yêu nước của I-li-a Ê-ren-bua. Thật vậy, lòng yêu cha mẹ, xóm làng, yêu bờ kênh mái ngói... đã trở nên lòng yêu Tổ quốc. Tình cảm ấy thiêng liêng vô bờ bởi nó bắt nguồn từ tình cảm huyết thống gia đình: cha mẹ, họ hàng. Sự thiêng liêng còn bởi đó là truyền thống được tiếp nối: cha ông từ ngàn xưa đã từng yêu nước và con cháu ngàn đời sau vẫn sống và chiến đấu vì tình yêu ấy.
Và cũng như vậy, tình yêu nước giản dị từ cách gọi tên đến cách biểu hiện.
Trong chúng ta, nhiều người đã nghĩ yêu nước phải là xả thân vì nước chống giặc. Điều đó không sai. Là người Việt Nam có ai không biết đến chú bé làng Gióng tuổi mới lên ba mà tiếng nói đầu tiên lại là tiếng nói xin đi đánh giặc cứu nước, đó là tiếng nói của tình yêu non sông đến quên mình. Và tôi cứ nghĩ mãi để có được điều thiêng liêng kì lạ ấy hẳn hồn thiêng núi sông Nam Việt đã kết tụ nghìn đời trên mảnh đất này. Tiếp nối bước chân Thánh Gióng, đã có biết bao người con gái con trai nước Nam đã vì nước quên thân. Họ tạo dựng lên cả thời đại hào hùng Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước, ra ngõ gặp anh hùng... Biết bao thế hệ người Việt đã tình nguyện vĩnh viễn nằm lại lòng đất để Tổ quốc hôm nay vươn lên những tầm cao mới của lương tri và phẩm giá con người.
Nhưng phải đâu yêu nước chỉ là đánh giặc cứu nước. Yêu nước đâu chỉ có những anh hùng dũng sĩ giết giặc lập công. Tôi nhớ đến những mẹ, những chi, những em... thay chồng tay cày, tay cấy, tay chăm việc nước tay đảm việc nhà. Tiền tuyến chỉ có thể đánh thắng khi hậu phương có những con người vững chãi kiên cường, bất khuất, trung hậu, đảm đang ấy.
Ngày nay, chiến tranh đã lui vào quá khứ. Khép lại hôm qua chúng ta nghĩ đến hôm nay và ngày mai lập nghiệp xây đời. Vẫn còn đó những người lính biên phòng đang ngày đêm âm thầm canh gác cho non sông giấc ngủ yên bình. Nhưng còn cần nhắc đến triệu triệu đồng bào ta đang ngày đêm ra sức lao động sản xuất. Họ làm giàu cho bản thân nhưng cũng là làm mạnh cho đất nước. Người nông dân Việt Nam quanh năm đối mặt với bão lũ, mất mùa, sâu bệnh. Người công nhân tỉ mỉ với những công nghệ máy móc mới của thời đại. Người trí thức miệt mài khám phá nguồn tri thức dồi dào phong phú muôn màu muôn sắc của nhân loại. Người doanh nhân căng thẳng trước những biến động của thị trường thời mở cửa, tính toán những công việc làm ăn... Điểm qua một thoáng gian nan thử thách mỗi ngành nghề để thấy nỗ lực vươn lên của mỗi tầng lớp, mỗi con người đáng quý biết chừng nào. Mỗi việc làm lương thiện của họ là một bông hoa gắn lên tượng đài truyền thống của lòng yêu nước dân tộc.
Và tôi cũng biết truyền thống quý báu thiêng liêng ấy là một động lực lớn thúc đẩy thế hệ tuổi trẻ hôm nay vươn lên phấn đấu. Lòng yêu nước trong sáng của cha ông là một nguồn sáng chói ngời truyền vào tâm hồn những thế hệ hôm nay tình cảm ấy một cách vô tư, tự nhiên nhất. Với lòng yêu cha mẹ, yêu những kỉ niệm tuổi thơ hồn nhiên... chúng tôi học tập, phấn đấu để tiếp nối. tình yêu lớn của cả dân tộc hôm qua, xây dựng biểu tượng về tình yêu ấy cho hôm nay và cố gắng làm tấm gương, sáng nhất cho mai sau.
Vẫn biết bao nhiêu suy tưởng cũng chưa thể là đủ cho một tình yêu nồng nàn như thế nhưng thiết nghĩ suy tưởng vẫn chỉ là những mảng xám của lý luận. Tôi muốn nói đến việc lòng yêu nước đã được cha ông thể hiện bằng hành động vậy thì con cháu hôm nay phải biết làm những việc có ý nghĩa để tạo nên những cây đời xanh tươi làm điểm tựa cho tinh thần dân tộc.
- Một số tác giả, tác phẩm văn học tham khảo
- Tuần 1 sgk ngữ văn 10
- Tuần 2 sgk ngữ văn 10
- Tuần 3 sgk ngữ văn 10
- Tuần 4 sgk ngữ văn 10
- Tuần 5 sgk ngữ văn 10
- Tuần 6 sgk ngữ văn 10
- Tuần 7 sgk ngữ văn 10
- Tuần 8 sgk ngữ văn 10
- Tuần 9 sgk ngữ văn 10
- Tuần 10 sgk ngữ văn 10
- Tuần 11 sgk ngữ văn 10
- Tuần 12 sgk ngữ văn 10
- Tuần 13 sgk ngữ văn 10
- Tuần 14 sgk ngữ văn 10
- Tuần 15 sgk ngữ văn 10
- Tuần 16 sgk ngữ văn 10
- Tuần 17 sgk ngữ văn 10
- Tuần 18 sgk ngữ văn 10
- Tuần 19 sgk ngữ văn 10
- Tuần 20 sgk ngữ văn 10
- Tuần 21 sgk ngữ văn 10
- Tuần 22 sgk ngữ văn 10
- Tuần 23 sgk ngữ văn 10
- Tuần 24 sgk ngữ văn 10
- Tuần 25 sgk ngữ văn 10
- Tuần 26 sgk ngữ văn 10
- Tuần 27 sgk ngữ văn 10
- Tuần 28 sgk ngữ văn 10
- Tuần 29 sgk ngữ văn 10
- Tuần 30 sgk ngữ văn 10
- Tuần 31 sgk ngữ văn 10
- Tuần 32 sgk ngữ văn 10
- Tuần 33 sgk ngữ văn 10
- Tuần 34 sgk ngữ văn 10
- Tuần 35 sgk ngữ văn 10