Đề số 105: Bậc thánh nhân không tích lũy, càng giúp con người giàu có, càng cho đi càng nhận lại nhiều hơn. Đạo của trời làm lợi mà không làm hại. Đức của thánh nhân chia sẻ chứ không tranh giành

Xưa kia, Lão Tử quan niệm rằng: Bậc thánh nhân không tích lũy, càng giúp người càng giàu có, càng cho đi càng nhận lại nhiều hơn. Đạo của trời làm lợi mà không làm hại. Đức của thánh nhân chia sẻ chứ không tranh giành.

Đề số 105: Bậc thánh nhân không tích lũy, càng giúp con người giàu có, càng cho đi càng nhận lại nhiều hơn. Đạo của trời làm lợi mà không làm hại. Đức của thánh nhân chia sẻ chứ không tranh giành. Từ những quan niệm trên của Lão Tử về đạo, suy nghĩ về lối sống của con người trong cuộc sống hiện đại.

Bài làm

Xưa kia, Lão Tử quan niệm rằng: Bậc thánh nhân không tích lũy, càng giúp người càng giàu có, càng cho đi càng nhận lại nhiều hơn. Đạo của trời làm lợi mà không làm hại. Đức của thánh nhân chia sẻ chứ không tranh giành. Có thể nói, quan niệm của Lão Tử không chỉ có vai trò quan trọng trong xã hội xưa mà quan niệm này còn rất thiết thực cho cuộc sống.

Phải chăng, đây là một quan niệm, một tuyên ngôn về lối sống của con người, sống ở trên đời mọi người phải biết chia sẻ với nhau, sống vì nhau và không bao giờ làm hại nhau, Nhưng liệu quan niệm đó còn đúng với cuộc sống hiện đại hôm nay không? Và con người trong thời đại ngày nay còn sống theo quan niệm đó hay không?

Có nhà thơ nào đó từng nói:

Nếu là con chim chiếc lá
                      Thì con chim phải hót chiếc lá phải xanh
         Sống ở trên đời người cũng vậy
                 Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình

Như chúng ta đã thấy, mọi tôn giáo trên thế giới như Đạo giáo, Nho giáo, Phật giáo, Thiên Chúa giáo... đều hướng con người làm việc thiện, tu nhân, tích đức để con người sống gần nhau hơn, yêu thương nhau hơn. Vậy mà giờ đây lòng đố kị, lòng ích kỉ và cả những bon chen của cuộc sống càng ngày càng khiến con người quay cuồng với những lợi ích cá nhân. Quan niệm trên nói về lối sống của con người, khi ta càng cho đi nhiều, càng giúp đỡ mọi người nhiều thì ta cũng nhận lại được nhiều, không nên tranh giành, bon chen mà hãy biết giúp đỡ và chia sẻ càng nhau, cố làm như vậy thì hợp với đạo trời, với lòng người.

Trong cuộc sống, nhiều người muốn người khác giúp đỡ, chia sẻ, muốn nhận được nhiều cái lợi nhưng họ lại không muốn cho người khác, không muốn giúp đỡ, chia sẻ với người khác mà chỉ muốn hưởng thụ một mình. Đó là lối sống ích kỉ, sẽ khiến họ bị mọi người ghét bỏ, không hòa nhập được vào cuộc sống chung. Chính bởi vậy, chúng ta không nên giữ khư khư những gì mình có. Tục ngữ có câu Lá lành đùm lá rách. Khi chúng ta chia sẻ hạnh phúc với mọi người xung quanh thì mọi người sẽ yêu quý chúng ta, tôn trọng, biết ơn và họ luôn sẵn sàng giúp đỡ bạn khi bạn gặp khó khăn.

Cuộc sống luôn có những vòng xoáy, con người chỉ cần bất cẩn, lơ là, mất cảnh giác một chút là có thể bị cuốn ngay vào đó. Nhiều người đã khẳng định "thương trường như chiến trường" cho nên họ đã đạp đổ những đối thủ của mình, đè bẹp thậm chí dùng những thủ đoạn xấu để đạt được mục đích của mình. Dường như là họ nghĩ phải biết ác, biết tàn nhẫn để sống cho mạnh mẽ nhưng “lưới trời lồng lộng” những người gieo gió ất khắc gặt bão. Đó chính là đạo trời, luật trời.

Cuộc sống luôn có tính hai mặt của nó. Bên cạnh những kẻ ích kỉ, cá nhân còn rất nhiều nhà hảo tâm, những doanh nghiệp vì cộng đồng, giúp đỡ mọi người, ủng hộ cho những hoàn cảnh khó khăn. Lúc đó, họ sẽ có được hạnh phúc, họ sẽ nhận được rất nhiều, nhiều hơn cả những gì đã cho đi.

Nhìn chung, cuộc sống của chúng ta thực sự rất phức tạp. Chính vì vậy chúng ta cần mở rộng lòng mình hơn, biết yêu thương con người hơn. Vì người với người sống để yêu nhau. Đây chính là cái đích lớn nhất, cao cả nhất của bậc thánh nhân và cũng là cái đích của mọi thời đại.

Các bài học liên quan
Đề số 99: Trong lớp anh (chị) có một số bạn gặp khó khăn trong đời sống nên chểnh mảng học tập. Các bạn đó thường mượn câu tục ngữ Cái khó bó cái khôn để tự biện hộ, Theo anh (chị), nên hiểu câu tục ngữ này như thế nào?
Đề số 98: Trong một lần nói chuyện với học sinh, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó. Suy nghĩ của anh (chị) về câu nói đó.

Bài học nổi bật nhất

Đề thi lớp 10 mới cập nhật