Đề số 10: Từ các câu chuyện dân gian Việt Nam, suy nghĩ về cuộc chiến đấu giữa thiện và ác, chính nghĩa và phi nghĩa trong cuộc sống hiện nay
Thiện và ác, chính nghĩa và phi nghĩa luôn là những đối cực mâu thuẫn gay gắt trong cuộc sống của chúng ta. Từ xa xưa, cuộc đấu tranh giữa chúng đã trở thành đề tài, chủ đề trong nhiều câu chuyện dân gian.
- Bài học cùng chủ đề:
- Đề số 9: Có ý kiến cho rằng: Nhân vật trong truyện cổ tích là hành động của nó. Anh (chị) hiểu ý kiến trên như thế nào? Chứng minh bằng các tác phẩm mà anh (chị) đã học.
- Đề số 8: Từ những kiến thức về truyện cổ tích Việt Nam, đặc biệt là qua việc học truyện cổ tích Tấm Cám, anh chị hiểu thế nào về những câu thơ sau đây của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm: Ta lớn lên bằng... Hoa của đất, người trồng cây dựng của
- Đề số 7: Phân tích Tấm Cám để làm rõ các đặc trưng của truyện cổ tích thần kì.
- Ngữ pháp tiếng anh hay nhất
Bài làm
Thiện và ác, chính nghĩa và phi nghĩa luôn là những đối cực mâu thuẫn gay gắt trong cuộc sống của chúng ta. Từ xa xưa, cuộc đấu tranh giữa chúng đã trở thành đề tài, chủ đề trong nhiều câu chuyện dân gian.
Ai từng đọc sử thi Đăm Săn đều được chứng kiến những cuộc chinh phạt các tù trưởng thù địch của nhân vật Đăm Săn. Đăm Săn có nhiều lý do để thực hiện các cuộc chinh phạt ấy và một trong số đó là mâu thuẫn giữa hai thế lực chính nghĩa (đại diện là Đăm Săn) và phi nghĩa (các tù trưởng thù địch). Trong Chiến thắng M’tao M’xây, chúng ta được chứng kiến một cuộc chiến quyết liệt giữa Đăm Săn và M’tao M’xay, Đăm Săn chiến đấu với tên tù trưởng này để giành lại vợ của mình - nàng H’Nhí, để tiêu diệt tên tù trưởng bất nghĩa M’tao M’xây. Cuộc chiến diễn ra hết sức gay gắt, có lúc Đăm Săn ờ vào thế yếu nhưng rồi chàng lại được các thế lực thần linh phù trợ (miếng trầu thần kì, cái chày mòn, Trời). Và cuối cùng, chiến thắng đã thuộc về chồng, thuộc về lực lượng chính nghĩa.
Thể hiện sâu sắc hơn cả về cuộc chiến đấu giữa thiện và ác, chính nghĩa và phi nghĩa phải kể đến câu chuyện cổ tích Tấm Cám. Cốt truyện được xây dựng xoay quanh mâu thuẫn giữa Tấm và mẹ con Cám. Mâu thuẫn trong phạm vi gia đình này đã phản ánh rất rõ mâu thuẫn thiện - ác trong xã hội. Đại diện cho phe thiện là Tấm, một cô gái mồ côi xinh đẹp, ngoan ngoãn, chăm chỉ còn đại diện cho phe ác chính là mẹ con Cám.
Cuộc chiến đấu giữa thiện và ác trong Tấm Cám là cuộc chiến đấu dai dẳng quyết liệt. Ban đầu, cái ác có phần lấn lướt. Mẹ con Cám năm lần bảy lượt hành hạ, thậm chí hãm hại Tấm. Chúng đày đọa Tấm cả về thể xác lẫn tinh thần. Hàng loạt các chi tiết về chiếc yếm đỏ, con cá bống, hàng loạt các sự việc như Tấm đi xem hội - thử giày, cái chết của Tấm, về chim vàng anh, hai cây xoan đào, chiếc khung cửi, về bà lão hàng nước và quả thị đã tập trung thể hiện mâu thuẫn đối kháng giữa hai tuyến nhân vật. Mẹ con Cám tha hồ tàn nhẫn, độc ác, luôn chiếm đoạt tất cả những gì thuộc về Tấm, bắt Tấm phải chết đi sống lại nhiều lần. Còn Tấm, từ sự bị động và yếu ớt ban đầu, nàng dần dần có những phản ứng mạnh mẽ và cuối cùng đã có hành động quyết liệt. Trong cuộc chiến đấu này, mẹ con Cám càng tàn ác, càng cố tình tiêu diệt Tấm thì Tấm càng trưởng thành, càng vững vàng. Tấm trèo cây cau, dì ghẻ chặt cau khiến Tấm ngã chết. Nàng hóa thành chim vàng anh bay về cung. Mẹ con Cám bắt vàng anh mổ thịt, Tấm hóa thành hai cây xoan đào. Mẹ con Cám chặt xoan đào làm khung cửi, Tấm hiện về nguyền rủa. Khung cửi bị đốt thành tro, Tâm hóa thành cây thị xum xuê chỉ ra một quả. Như vậy, có thể thấy, trong cuộc chiến chưa phân thắng bại này, cái thiện (Tấm) đã thể hiện một sức sống mãnh liệt. Sức sống ấy càng bị đè nén càng bùng lên dữ dội. Để rồi cuối cùng, khi đã đủ sức mạnh, nó trở lại thẳng tay trừng phạt cái ác, lấy lại lẽ công bằng cho mình. Tấm được trở về cung làm hoàng hậu và việc đầu tiên nàng thực hiện là trừng trị mẹ con Cám. Mẹ con Cám cuối cùng đã phải chịu những hình phạt thích đáng.
Qua câu chuyện Tấm Cám, có thể thấy cuộc đấu tranh giữa thiện và ác, giữa chính nghĩa và phi nghĩa là cuộc đấu tranh không dễ dàng đi đến hồi kết thúc. Con đường đi đến chiến thắng của cái thiện không hề thẳng tắp, phẳng lặng mà vô cùng quanh co, khúc khuỷu. Cái thiện luôn phải nhận sự trợ giúp của các thế lực thần linh, của sự biến hóa thần kì. Nếu tước bỏ những trợ giúp đó, liệu rằng cái thiện có tự mình chiến thắng được cái ác?
Từ đoạn trích Chiến thắng M’tao M'xây và truyện Tấm Cám, có thể thấy là thời đại nào con người cũng phải đối diện với cuộc chiến giữa thiện - ác, chính nghĩa - phi nghĩa. Đó là cuộc chiến dai dẳng, nảy lửa. Thực tế chẳng hề có lực lượng thần kì nào tồn tại trong cuộc đời thực để bênh vực cho cái thiện. Trong khi đó, cái ác lại vô cùng xảo trá và luôn biến hình, biến tướng. Nhưng nếu cái thiện chấp nhận thua cuộc thì cơ hội để nó lật đổ cái ác sẽ không bao giờ có nữa. Vậy nên, cái thiện không còn cách nào khác là phải dũng cảm đương đầu với cái ác, dũng cảm chiến đấu. Sẽ có hi sinh, mất mát nhưng chắc chắn thắng lợi cuối cùng phải về phe chính nghĩa, phải dành cho cái thiện.
Cuộc sống hiện nay, con người phải đương đầu với hàng loạt những điều phi nghĩa như các tệ nạn xã hội như tham nhũng, ma túy, các căn bệnh thế kỉ, thói vị kỉ, hèn nhát trong mỗi con người... Tất cả chúng đều cần bị quét sạch để không gian sống của con người được trong lành hơn. Mỗi con người trước hết phải tự vũ trang cho mình một bản lĩnh vững vàng, một niềm tin mãnh liệt, cần phải hợp sức chung lòng để tiêu diệt tận gốc cái ác, cái thiện.
Cuộc chiến này kết thúc, chúng ta sẽ lại bị cuốn vào cuộc chiến khác, nhưng đừng vội nản chí bởi lẽ mỗi cuộc chiến đấu đó sẽ mang lại cho cuộc sống của chúng ta nhiều ý nghĩa. Và bởi vì hạnh phúc lớn nhất trong cuộc đời của mỗi con người là được đấu tranh (Mác).
- Một số tác giả, tác phẩm văn học tham khảo
- Tuần 1 sgk ngữ văn 10
- Tuần 2 sgk ngữ văn 10
- Tuần 3 sgk ngữ văn 10
- Tuần 4 sgk ngữ văn 10
- Tuần 5 sgk ngữ văn 10
- Tuần 6 sgk ngữ văn 10
- Tuần 7 sgk ngữ văn 10
- Tuần 8 sgk ngữ văn 10
- Tuần 9 sgk ngữ văn 10
- Tuần 10 sgk ngữ văn 10
- Tuần 11 sgk ngữ văn 10
- Tuần 12 sgk ngữ văn 10
- Tuần 13 sgk ngữ văn 10
- Tuần 14 sgk ngữ văn 10
- Tuần 15 sgk ngữ văn 10
- Tuần 16 sgk ngữ văn 10
- Tuần 17 sgk ngữ văn 10
- Tuần 18 sgk ngữ văn 10
- Tuần 19 sgk ngữ văn 10
- Tuần 20 sgk ngữ văn 10
- Tuần 21 sgk ngữ văn 10
- Tuần 22 sgk ngữ văn 10
- Tuần 23 sgk ngữ văn 10
- Tuần 24 sgk ngữ văn 10
- Tuần 25 sgk ngữ văn 10
- Tuần 26 sgk ngữ văn 10
- Tuần 27 sgk ngữ văn 10
- Tuần 28 sgk ngữ văn 10
- Tuần 29 sgk ngữ văn 10
- Tuần 30 sgk ngữ văn 10
- Tuần 31 sgk ngữ văn 10
- Tuần 32 sgk ngữ văn 10
- Tuần 33 sgk ngữ văn 10
- Tuần 34 sgk ngữ văn 10
- Tuần 35 sgk ngữ văn 10