Giải bài 5 trang 183 SGK Hóa học lớp 12 nâng cao
Dùng những thuốc thử nào có thể phân biệt được các chất trong mỗi dãy sau? a) Các kim loại: Al, Mg, Ca, Na. b) Các dung dịch muối: NaCl, CaCl2, AlCl3. c) Các oxit: CaO, MgO, Al2O3. d) Các hiđroxit: NaOH, Ca(OH)2, Al(OH)3.
- Bài học cùng chủ đề:
- Bài 6 trang 183 SGK Hóa học lớp 12 nâng cao
- Bài 7 trang 183 SGK Hóa học lớp 12 nâng cao
- Ngữ pháp tiếng anh hay nhất
Dùng những thuốc thử nào có thể phân biệt được các chất trong mỗi dãy sau?
a) Các kim loại: \(Al, Mg, Ca, Na\).
b) Các dung dịch muối: \(NaCl,{\rm{ }}CaC{l_2},{\rm{ }}AlC{l_3}\).
c) Các oxit: \(CaO,{\rm{ }}MgO,{\rm{ }}A{l_2}{O_3}\).
d) Các hiđroxit: \(NaOH,{\rm{ }}Ca{\left( {OH} \right)_2},{\rm{ }}Al{\left( {OH} \right)_3}\).
Giải:
a) Nhận biết: \(Al, Mg, Ca, Na\).
- Hòa tan vào \({H_2}O\): Mẫu không tan là \(Al, Mg\). Mẫu tan và sủi bọt khí là \(Na, Ca\).
\(\eqalign{
& 2Na + 2{H_2}O \to 2NaOH + {H_2} \uparrow . \cr
& Ca + 2{H_2}O \to Ca{(OH)_2} + {H_2} \uparrow . \cr} \)
- Sục \(C{O_2}\) vào 2 dung dịch vừa thu được. Mẫu tạo kết tủa và kết tủa tan là \(Ca{\left( {OH} \right)_2} \Rightarrow Ca\), mẫu còn lại là \(Na\).
\(\eqalign{
& C{O_2} + Ca{\left( {OH} \right)_2} \to CaC{O_3} \downarrow + {H_2}O \cr
& CaC{O_3} + C{O_2}_\text{dư} + {H_2}O \to Ca{\left( {HC{O_3}} \right)_2} \cr} \)
- Cho hai mẫu không tan tác dụng với dung dịch kiềm \(NaOH\). Mẫu tan và sủi bọt khí là \(Al\), mẫu còn lại là \(Mg\)
\(2Al + 2NaOH + 6{H_2}O \to 2Na\left[ {Al{{(OH)}_4}} \right] + 3{H_2} \uparrow \)
b) Nhận biết các dung dịch muối: \(NaCl,{\rm{ }}CaC{l_2},{\rm{ }}AlC{l_3}.\)
- Cho dung dịch \(NaOH\) từ từ cho đến dư vào các dung dịch muối trên: Mẫu tạo kết tủa và kết tủa tan là \(AlC{l_3}\), mẫu còn lại là \(NaCl,{\rm{ }}CaC{l_2}\).
\(\eqalign{
& AlC{l_3} + 3NaOH \to Al{(OH)_3} \downarrow + 3NaCl. \cr
& Al{(OH)_3} + NaOH \to Na\left[ {Al{{(OH)}_4}} \right] \cr} \)
- Cho dung dịch \(N{a_2}C{O_3}\) vào 2 dung dịch còn lại: Mẫu tạo kết tủa là \(CaC{l_2}\), mẫu còn lại là \(NaCl\):
\(CaC{l_2} + N{a_2}C{O_3} \to CaC{O_3} \downarrow + 2NaCl.\)
c) Nhận biết các oxit: \(CaO,{\rm{ }}MgO,{\rm{ }}A{l_2}{O_3}\).
- Cho các mẫu thử tác dụng với \({H_2}O\). Mẫu tan là \(CaO\), hai mẫu còn lại là \(MgO\) và \(A{l_2}{O_3}\):
\(CaO + {H_2}O \to Ca{(OH)_2}.\)
- Cho 2 mẫu thử còn lại tác dụng với dung dịch NaOH: Mẫu tan là Al2O3, mẫu còn lại là MgO:
\(A{l_2}{O_3} + 2NaOH + 3{H_2}O \to 2Na[Al{(OH)_4}{\rm{]}}\)
d) Nhận biết các hiđroxit: \(NaOH,{\rm{ }}Ca{\left( {OH} \right)_2},{\rm{ }}Al{\left( {OH} \right)_3}\).
- Hòa tan mẫu thử vào \({H_2}O\): Mẫu tan là \(NaOH,{\rm{ }}Ca{\left( {OH} \right)_2}\). Mẫu không tan là \(Al{\left( {OH} \right)_3}\). Cho hai mẫu tan tác dụng với dung dịch \(N{a_2}C{O_3}\), mẫu tạo kết tủa là \(Ca{\left( {OH} \right)_2}\), mẫu còn lại là \(NaOH\).
\(Ca{(OH)_2} + N{a_2}C{O_3} \to CaC{O_3} \downarrow + 2NaOH.\)
- Chương 1. este - lipit
- Chương 2. cacbohiđrat
- Chương 3. amin. amino axit. protein
- Chương 4. polime và vật liệu polime
- Chương 5. đại cương về kim loại
- Chương 6. kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ, nhôm
- Chương 7. crom-sắt-đồng
- Chương 8. phân biệt một số chất vô cơ chuẩn độ dung dịch
- Chương 9. hóa học và vấn đề phát triển kinh tế, xã hội, môi trường