Suy nghĩ của em về tầm quan trọng của vấn đề Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới mà Vũ Khoan viết ra trong bài viết cùng tên của mình?
Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới là yêu cầu sống còn đối với mỗi quốc gia, mỗi cá nhân để sẵn sàng hội nhập với guồng quay mới gấp gáp hơn của nhân loại.
- Bài học cùng chủ đề:
- Qua văn bản Phong cách Hồ Chi Minh, từ việc học tập vốn tri thức nhân loại sâu rộng của Bác, em rút ra cho mình bài học gì?
- Tục ngữ có câu: “Không thầy đố mày làm nên” và “Học thầy không tày học bạn”. Hai câu tục ngữ trên có mâu thuẫn không? Mỗi câu có điểm đúng, điểm chưa đúng như thế nào? Em hãy bình luận và nêu ý kiến của mình trong việc học thầy, học bạn như thế nào?
- Nhân dân ta thường nhắc nhở nhau “Có công mài sắt có ngày nên kim. Hãy trình bày ý kiến của em về câu tục ngữ đó.
- Ngữ pháp tiếng anh hay nhất
BÀI LÀM
Người Việt Nam chúng ta có nhiều phẩm chất tốt đẹp, đó là lòng yêu nước, là đức tính cần cù, dũng cảm, là tinh thần "lá lành đùm lá rách", "thương người như thể thương thân"... Những phẩm chất đó không ai có thể phủ nhận bởi chúng đã được kiểm nghiệm và khẳng định trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc.
Tuy nhiên, nhân vô thập toàn, cùng với những phẩm chất cần luôn được phát huy, người Việt Nam chúng ta vẫn có những mặt hạn chế cần sửa đổi (Đã có một cuốn sách được ra đời mang tên Những thói hư tật xấu của người Việt!). Nhận thức được những mặt mạnh để phát huy, đồng thời cũng nhận thức được những mặt còn yếu kém cần khắc phục là điều hết sức cần thiết để mỗi con người nói riêng và cộng đồng Việt Nam nói chung vươn lên tự hoàn thiện mình, không ngừng tiến bộ đê đáp ứng những yêu cầu mới của lịch sử đất nước.
Đầu năm 2001, đất nước ta cùng toàn thế giới bước vào năm đầu tiên của thế kỷ mới. Đây là thời điểm chuyển giao giữa hai thế kỷ, hai thiên niên kỷ ở nước ta, công cuộc đổi mới bắt đầu từ cuối thế kỷ trước đã thu được những thành quả nhất định, chúng ta bước sang thế kỷ mới với những mục tiêu vô cùng quan trọng, đó là tiếp tục phát huy những thành quả đạt được, kết hợp với những truyền thống văn hoá, lịch sử lâu đời để đưa nước ta tiến nhanh, tiến mạnh trên con đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Đây cũng là thời điểm Phó Thủ tướng Vũ Khoan cho ra đời bài viết Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới. Bài viết kịp thời nêu ra một cách chính xác những vấn đề thiết thực đối với con người Việt Nam, đặc biệt là thế hệ trẻ, lực lượng quyết định sự thành công của công cuộc xây dựng đất nước trong thế kỷ mới.
Trong bài viết này, tác giả đã nêu ra một vấn đề hệ trọng: chúng ta cần nhận thức như thế nào và làm những việc gì để chuẩn bị hành trang vào thế kỷ mới? Vấn đề ấy không chỉ có ý nghĩa thời sự trong thời điểm chuyển giao thế kỷ mà còn có ý nghĩa lâu dài đối với cả quá trình đi lên của đất nước. Bởi vì để cấp ứng những nhiệm vụ nặng nề mà lịch sử và dân tộc đã giao phó, con người Việt Nam nói chung và lớp trẻ Việt Nam nói riêng không thể không nhận thức rõ những mặt mạnh cũng như những điểm còn hạn chế của mình để vừa phát huy những mặt tích cực, đồng thời khắc phục, sửa chữa những mặt còn yếu kém, không ngừng hoàn thiện mình, xứng đáng là chủ nhân của đất nước.
Có thể nói Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới là yêu cầu sống còn đối với mỗi quốc gia, mỗi cá nhân để sẵn sàng hội nhập với guồng quay mới gấp gáp hơn của nhân loại. Trong quá trình chuẩn bị đầy khó khăn đó, chúng ta lại không tin tưởng hơn vào sự dẫn đường, chỉ lối sáng suốt của Đảng và Nhà nước mà văn bản Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới của Phó thủ tướng Vũ Khoan là một ví dụ.
LUYỆN TẬP
1. Bác Hồ là lãnh tụ vĩ đại của nhân dân Việt Nam, anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hoá thế giới nhưng người vẫn giữ một lối sống vô cùng giản dị.
Hãy viết bài văn ngắn nêu suy nghĩ của em về Người.
2. “Trẻ em là măng non của đất nước”.
Em có suy nghĩ gì về điều này?
3. Trẻ em có thể làm gì để tự bảo vệ và đảm bảo phát triển của bản thân mình?
Nêu rõ ý kiến của em về vấn đề này.
4. Một trong những tội ác của chiến tranh phi nghĩa là hủy hoại tương lai của tuổi trẻ. Vậy tuổi trẻ học đường có thể làm gì để góp phần lên án chiến tranh phi nghĩa?
Hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 2 trang) nêu rõ ý kiến của em.
5. Nhà văn M. Gorki từng nói: “Sách mở ra trước mắt tôi những chân trời mới”.
Em hãy bày tỏ suy nghĩ của mình về câu nói trên.
6. Trong bài Tiếng nói của văn nghệ, Nguyễn Đình Thi có viết:
"Một bài thơ hay không bao giờ ta đọc qua một lần mà bỏ xuống được. Ta sẽ dùng tay trên trang giấy đáng lẽ lật đi, và đọc lại bài thơ. Tất cả tâm hồn chúng ta đọc,..".
Em có suy nghĩ gì về ý kiến trên?
Từ đó hãy trình bày cảm nhận về một bài thơ theo em là hay trong chương trình Ngữ văn lớp 8 hoặc lớp 9, phần Văn học Việt Nam.
7. Chọn một tác phẩm văn học mà em đã học hoặc đọc thêm, dựa vào văn bản
“Tiếng nói của văn nghệ” của Nguyễn Đình Thi, từ đó chỉ ra những ý nghĩa và tác động (làm thay đổi suy nghĩ, cảm xúc, hành động,...) của tác phẩm đó với mình.
8. Những năm đầu tiên của thế kỉ mới đã trôi qua, thế giới đang tiếp tục có những bước tiến mới, Tuổi trẻ Việt Nam cần tiếp tục chuẩn bị những gì để làm hành trang vào thế kì mới? Hãy viết bài văn nêu ý kiến của em.
9. Viết một bài văn nói về những ước mơ và dự định của em trong việc chuẩn bị hành trang để bước vào thế kỷ mới.
10. Cho câu chủ đề: “Khâu đầu tiên có ý nghĩa quyết định đối với việc chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới của dân tộc là bồi đắp, xây dựng thế hệ trẻ hôm nay”.
Viết một đoạn văn (khoảng 15 câu) triển khai ý của câu chủ đề trên, trong đó có sử dụng thành phần hỏi đáp và thành phần phụ chú.
11. Viết đoạn văn diễn dịch (15-20 câu) nói rõ em đã và đang chuẩn bị những gì để làm hành trang vào thế kỉ mới, trong đó có một câu sử dụng thành phần tình thái và một câu sử dụng thành phần cảm thán (gạch dưới chân những thành phần ấy).
12. Nhà toán học Ngô Bảo Châu của Việt Nam nhận giải thưởng Field - giải "Nobel Toán học" của thế giới! Em có suy nghĩ gì về sự kiện này? Hãy viết bài văn trình bày những suy nghĩ đó.
- Bài 1 sgk ngữ văn 9
- Bài 2 sgk ngữ văn 9
- Bài 3 sgk ngữ văn 9
- Bài 4 sgk ngữ văn 9
- Bài 5 sgk ngữ văn 9
- Bài 6 sgk ngữ văn 9
- Bài 7 sgk ngữ văn 9
- Bài 8 sgk ngữ văn 9
- Bài 9 sgk ngữ văn 9
- Bài 10 sgk ngữ văn 9
- Bài 11 sgk ngữ văn 9
- Bài 12 sgk ngữ văn 9
- Bài 13 sgk ngữ văn 9
- Bài 14 sgk ngữ văn 9
- Bài 15 sgk ngữ văn 9
- Bài 16 sgk ngữ văn 9
- Bài 17 sgk ngữ văn 9
- Bài 18 sgk ngữ văn 9
- Bài 19 sgk ngữ văn 9
- Bài 20 sgk ngữ văn 9
- Bài 21 sgk ngữ văn 9
- Bài 22 sgk ngữ văn 9
- Bài 23 sgk ngữ văn 9
- Bài 24 sgk ngữ văn 9
- Bài 25 sgk ngữ văn 9
- Bài 26 sgk ngữ văn 9
- Bài 27 sgk ngữ văn 9
- Bài 28 sgk ngữ văn 9
- Bài 29 sgk ngữ văn 9
- Bài 30 sgk ngữ văn 9
- Bài 31 sgk ngữ văn 9
- Bài 32 sgk ngữ văn 9
- Bài 33 sgk ngữ văn 9
- Bài 34 sgk ngữ văn 9
- Các thể loại văn tham khảo lớp 9