Trong số những tác phẩm đã học và đọc thêm, em thích tác phẩm nào nhất? Phân tích tác phẩm đó để làm rõ lí do
Bài thơ “Mùa xuân chín” đã cho người đọc thấy một hồn thơ Hàn Mặc Tử đầy nỗi niềm u uất nghĩ suy
- Bài học cùng chủ đề:
- Phân tích cảnh "Đánh nhau với cối xay gió" của hiệp sĩ Đôn Ki-hô-tê
- Vai trò của sách đối với đời sống nhân loại
- Bình giảng bài thơ “Tức cảnh Pác Bó”của Bác Hồ
- Ngữ pháp tiếng anh hay nhất
Nhắc đến thơ Hàn Mặc Tử là người ta nghĩ ngay đến những vần thơ điên của ông, khi đọc chúng ta thấy phải rùng mình. Nhưng trong tập “Thơ điên” này, Hàn lại có một bài thơ hay đến mềm mại, nhẹ nhàng. Đó là bài: “Mùa xuân chín”
Trong làn nắng ủng khói mơ tan.
Đôi mái nhà tranh lấm tấm vàng.
Sột soạt gió trêu tà áo biếc,
Trên giàn thiên lí. Bóng xuân sang.
Sóng cỏ xanh tươi gợn tới trời,
Bao cô thôn nữ hát bên đồi;
- Ngày mai trong đám xuân xanh ấy,
Có kẻ theo chồng bỏ cuộc chơi...
Tiếng ca vắt vẻo lưng chừng núi,
Hổn hển như lời của nước mây...
Thầm thì với ai ngồi dưới trúc,
Nghe ra ý vị và thơ ngây...
Khách xa gặp lúc mùa xuân chín,
Lòng trí bâng khuâng sực nhớ làng.
- Chị ấy năm nay còn gánh thóc
Dọc bờ sông trắng nắng chang chang?
Được chiêm ngưỡng những tác phẩm của ông, ta mới thấy đây là một tài thơ, một hồn thơ luôn trỗi dậy ngay cả trong hoàn cảnh khó khăn nhất. Thi sĩ Hàn viết bài thơ này khi căn bệnh phong đang tàn phá cơ thể ông rất dữ dội. Ấy vậy mà lời thơ vẫn say dắm, trẻ đẹp, mùa xuân ấy vẫn thấm màu sự sống.
Ta đã thường thấy mùa xuân về trong thơ của Nguyễn Bính
“Bữa ấy mưa xuân phơi phới bay
Hoa xoan lớp lớp rụng rơi đầy"
Đây cũng là mùa xuân nhưng lại như vừa đến mang theo mưa xuân lất phất. Hàn Mặc Tử sao lại gọi là mùa xuân “chín”?
Xuân đến là mùa hội lại về, có biết bao nhiêu nắng vàng điểm trên mái nhà tranh. Lại còn những làn “khói mơ”, làn khói mờ mờ nửa hư nửa thực, như đang bước vào thế giới của các nàng tiên. Vì đoạn thơ xuất hiện tà áo biếc, một thoáng của các cô thôn nữ đang khăn áo đi xem hội. Phải nói rằng tác giả rất tinh tế đã cảm nhận được cả tiếng động “sột soạt” của những tà áo biếc. Không biết là gió thổi mà gây ra tiếng động hay tại các cô rảo bước nhanh quá làm tà áo lất phất bay trong gió. Vậy là bức tranh đầu tiên đã hiện ra, có cái nắng, có khói sương, có gió, tà áo biếc là dấu hiệu có con người. Và đặc biệt là sự phát hiện mới mẻ của nhà thơ: “Bóng xuân sang”, mùa xuân đã đến.
Bài thơ vừa có tính hiện đại nhưng lại đậm chất cổ điển. Câu thơ: “Sóng cỏ xanh tươi gợn tới trời” gợi cho ta nhớ đến: “Cỏ non xanh tận chân trời” của thi hào Nguyễn Du ngày nào. Nhưng cái độc đáo của chàng thi sĩ Hàn Mặc Tử ở chỗ thể hiện được một không gian rộng mà thoáng không một đứt đoạn, cỏ mà như sóng, phải chăng lòng người cũng đang có những đợt sóng ngầm nào đó? Đến khi con người xuất hiện thì mới thấy rõ hơn. Bài thơ có hai chỗ như một lời nói trực tiếp, thì đây là lời nói trực tiếp đầu tiên, nhưng không biết là lời của nhà thơ hay lời của một người nào đó. Bức tranh đang vui vẻ nhộn nhịp, tưởng như tràn đầy những lời ca tiếng hát của những cô thôn nữ, thì xuất hiện một lời:
“Ngày mai trong đám xuân xanh ấy
Có kể theo chồng bỏ cuộc chơi”
Đây là lời nhắc nhở hay một lời phán truyền? Có lẽ là một lời nhắc nhẹ nhàng mà thôi. Nhưng không chỉ các cô thôn nữ kia phải giật mình mà ngay cả người đọc cũng phải gật đầu mà tấm tắc như ngộ ra rằng: lẽ đời là thế! Một giấc mơ đẹp như thế này đâu dễ có, vậy mà Hàn lại kéo họ ra để họ nhìn thấy hiện tại nghiệt ngã này. Lời thơ như bùi ngùi lắng xuống, các cô gái xuân kia có biết rằng hội xuân năm sau sẽ không có đông đủ như vậy không? Sẽ có nhiều cô bỏ bạn, bỏ hội mà theo chồng và mãi mãi các cô không còn được bên nhau thế này nữa. Ta cũng thấy rằng chính nhà thơ cũng bất lực trước hiện thực này, có lẽ chỉ thở dài một cái và nghĩ mà buồn vì không có cái gì là ổn định bất biến. Những cái tốt đẹp thường đến muộn mà đi nhanh trong phút chốc, còn những nỗi buồn thì đến nhanh quá, hiện thực phũ phàng quá! Chỉ riêng câu thơ này thôi cũng làm tôi phải thấy quý những người bạn của mình hơn, quý những phút giây bên nhau hơn. Bởi lẽ sẽ có lúc chính mình phải từ bỏ “cuộc chơi” để đeo vào mình cái nghiệp chồng con. Đây đúng là cái vốn có của con người, được Hàn Mặc Tử gói lại trong vài câu thơ của mùa xuân.
Nỗi buồn chỉ thoáng qua rồi không khí mùa xuân lại trở lại với tiếng hát của đám hội xuân:
Tiếng ca vắt vẻo lưng chừng núi,
Hổn hển như lời của nước mây...
Thầm thì với ai ngồi dưới trúc,
Nghe ra ý vị và thơ ngây...
Tưởng chừng như tiếng hát rất mỏng manh, nhẹ như một làn khói mỏng. Ta cứ cảm thấy tiếng hát này có thể nhìn thấy, nhìn rõ là đằng khác vì có sự định vị ở nơi “lưng chừng núi”. Còn có âm vực rất yếu ớt “hổn hển”, gợi ra một hơi thở có khi là gấp gáp nhưng biết đâu lại khó khăn. Chính vì tiếng hát này không mạnh mà rất nhỏ, chỉ “thầm thì” nên nghe có vẻ là ý vị, thơ ngây. Phải chăng lúc này mùa xuân đang chín? Nhưng có ngẫm ra mới thấy cái âm thanh mỏng manh kia thật vô định và khó nắm bắt được nó. Vừa là hữu hình vì thấy nó ở giữa lưng chừng một ngọn núi, nghe thấy lòi nhưng lại là cái vô hình, non nớt khó có thể tồn tại lâu được. Chắc chắn lời ca ấy sẽ tan biến, sẽ mất ngay sau đó! Vậy là bức tranh xuân ngoài kia dù có đẹp đến đâu, có nắng ửng đến hồng bao nhiêu đi nữa thì cũng làm nhà thơ thấy cái thực tại xung quanh mình không sao nắm giữ được, nó luôn bất ổn và làm tâm hồn nhà thơ có một chút bất an. Một ý nghĩa cuộc sống nữa được nhà thơ chiêm nghiệm ra, đó là những gì xung quanh ta tưởng rằng có thể nắm bắt, có thể lấy làm của ta nhưng mới chỉ là “nghĩ ra” thôi chứ chưa phải là “chắc chắn là vậy”.
Cuối bài thơ lại là hình ảnh người phụ nữ với một vẻ đẹp “chân quê”, đậm chất đồng nội hiện lên trên nền trắng có “nắng chang chang”. Người lữ khách nhìn cảnh xuân mà nhớ về quê nhà. Đúng theo kiểu:. “Nghe mưa nơi này lại nhớ mưa xưa”, nghĩa là hiện tại giúp người ta nhìn về quá khú nhưng cũng đôi chút dự cảm về tương lai. Mùa xuân đã chín, lòng người cũng vì thế mà đang dần nghĩ suy chăng? Xuân đã chín thì tất theo lẽ thường phải sang mùa, con người hết tuổi “hát bên đồi” thì cũng phải chuyển sang tuổi “theo chồng bỏ cuộc chơi”. Thế nên vào những thời điểm như vậy “chẳng lẽ ôm lòng chờ đợi mãi, cô đành lỗi bước với tình quân..” ắt phải sang lòng. Một câu hỏi ở cuối bài nhưng không chỉ cho ta nhiều câu trả lời mà còn cho ta thấy tâm tư, nỗi lòng của người khách xa khi gặp đúng khi mùa xuân đương chín. Có thể đứng ngắm nhìn cảnh sắc, nghỉ tiếng hát, xem các cô thôn nữ đi hội mà lòng muốn hướng về dĩ vãng xa xôi. Người đó cũng có một người thương nơi quê nhà, và không biết giờ này đang làm gì nữa, cô có còn chờ đợi không hay đã gặp tình cảnh khác mất rồi. Chỉ hai, ba hình ảnh miêu tả mùa xuân mà có tới vài ba nét tâm trạng trong đó.
Bài thơ “Mùa xuân chín” đã cho người đọc thấy một hồn thơ Hàn Mặc Tử đầy nỗi niềm u uất nghĩ suy. Một cảm nhận từ bài thơ đó là một bức tranh mùa xuân chín nhưng không khí lại ảm đạm, buồn đến não nề, càng cảm thụ càng thấy các tầng ý nghĩa nhưng lại bất lực trước nó. Bởi lẽ hạnh phúc đâu có dễ nắm lấy, đôi khi nó hữu hình nhưng hầu như là vô hình nên thường cho người ta những sự nghi cảm. Chính thiên nhiên và con người luôn thay đổi mà cho ta những lo lắng đó, đúng như tâm trạng của Hàn trong một bài thơ khác: “Ai biết tình ai có đậm đà?”. Nhà thơ lúc này đang phải chiến đấu rất mệt mỏi với bệnh tật mà vẫn để lại một mùa xuân chín, một hoài cảm, một dự báo cho tương lai là một điều đáng kính phục lắm. Từ bài thơ này, người ta có thể nhận ra nhiều tầng ý nghĩa để thấy tâm hồn nhà thơ không hề yếu ớt, mà vẫn còn tinh tế, đa chiều khi nhìn nhận sự việc.
- Bài 1 sgk ngữ văn 8
- Bài 2 sgk ngữ văn 8
- Bài 3 sgk ngữ văn 8
- Bài 4 sgk ngữ văn 8
- Bài 5 sgk ngữ văn 8
- Bài 6 sgk ngữ văn 8
- Bài 7 sgk ngữ văn 8
- Bài 8 sgk ngữ văn 8
- Bài 9 sgk ngữ văn 8
- Bài 10 sgk ngữ văn 8
- Bài 11 sgk ngữ văn 8
- Bài 12 sgk ngữ văn 8
- Bài 13 sgk ngữ văn 8
- Bài 14 sgk ngữ văn 8
- Bài 15 sgk ngữ văn 8
- Bài 16 sgk ngữ văn 8
- Bài 17 sgk ngữ văn 8
- Bài 18 sgk ngữ văn 8
- Bài 19 sgk ngữ văn 8
- Bài 20 sgk ngữ văn 8
- Bài 21 sgk ngữ văn 8
- Bài 22 sgk ngữ văn 8
- Bài 23 sgk ngữ văn 8
- Bài 24 sgk ngữ văn 8
- Bài 25 sgk ngữ văn 8
- Bài 26 sgk ngữ văn 8
- Bài 27 sgk ngữ văn 8
- Bài 28 sgk ngữ văn 8
- Bài 29 sgk ngữ văn 8
- Bài 30 sgk ngữ văn 8
- Bài 31 sgk ngữ văn 8
- Bài 32 sgk ngữ văn 8
- Bài 33 sgk ngữ văn 8
- Bài 34 sgk ngữ văn 8
- Một số tác giả, tác phẩm văn học tham khảo