Soạn bài Xây dựng đoạn văn trong văn bản trang 34 SGK Ngữ văn 8
Quan hệ giữa các câu trong đoạn văn
- Bài học cùng chủ đề:
- Luyện tập :Xây dựng đoạn văn trong văn bản lớp 8 trang 36 Ngữ văn 8
- Ngữ pháp tiếng anh hay nhất
I. ĐOẠN VĂN LÀ GÌ?
Đọc văn bản Ngô Tất Tố và tác phẩm “Tắt đèn” (trang 40 SGK Ngữ vân 8 tập một) và trả lời các câu hỏi:
1. Văn bản trên gồm ba ý, mỗi ý được viết thành một đoạn văn.
2. Để nhận biết đoạn văn, em thường dựa vào các dấu hiệu hình thư:
- Chữ viết hoa lùi đầu dòng.
- Kết thúc bằng dấu chấm xuống dòng.
- Thường biểu đạt một ý tương đối hoàn chỉnh.
3. Đoạn văn là đơn vị trực tiếp tạo nên văn bản, bắt đầu từ chữ viết hoa lùi đầu dòng, kết thúc bằng dâu chấm xuống dòng và thường biểu đạt một ý tương đối hoàn chỉnh. Các đặc điểm cơ bản của đoạn văn đã nằm trong định nghĩa trên.
II. CÂU TRONG ĐOẠN VĂN
1. Câu chủ đề của đoạn văn
Đọc kĩ đoạn một của văn bản và trả lời câu hỏi: Từ ngữ có tác dụng duy trì đối tượng của đoạn văn là từ Ngô Tất Tố. Các câu trong đoạn văn này đều nhằm làm rõ cho đối tượng này.
Đọc kĩ đoạn văn thứ ba của văn bản trên và trả lời các câu hỏi:
a) Ý khái quát bao trùm cả đoạn văn là: Tắt đèn là tác phẩm tiêu biểu nhất của Ngô Tất Tố.
b) Ý này được thể hiện chủ yếu ở câu đầu đoạn văn.
c) Câu biếu thị ý khái quát nhất của cả đoạn văn được gọi là câu chủ đề. Câu chủ đề thường ngắn gọn, đủ hai thành phần chính và đứng ở đầu đoạn văn.
2. Quan hệ giữa các câu trong đoạn văn
Lại đọc và phân tích hai đoạn văn về Ngô Tất Tố và trả lời các câu hỏi:
Vể đoạn 1: Đoạn văn 1 không có câu chủ đề. Ý của đoạn văn được trình bày theo cách song hành.
Vể doạn 3: Đoạn văn 3 có câu chủ đề: Tắt đèn là tác phẩm tiêu biểu nhất của Ngô Tất Tố. Ý của đoạn văn được trình bày theo cách diễn dịch.
Tiếp tục đọc kĩ và phân tích đoạn văn: “Các tế bào của lá... chất diệp lục chứa trong thành phần tế bào”. Như thế các cách trình bày nội dung trong đoạn văn là: diễn dịch, quy nạp, song hành.
Ghi nhớ:
- Đoạn văn là đơn vị trực tiếp tạo nên văn bản bắt dầu từ chữ viết hoa lùi đầu dòng, kết thúc bằng dấu chấm xuống dòng và thường biểu đạt một ý tương đối hoàn chỉnh.
- Đoạn văn thường có câu chủ đề. Câu chủ đề mang nội dung khái quát, lời lẽ ngắn gọn, thường đủ hai thành phần chính và đứng ở đầu đoạn văn.
- Các câu trong đoạn văn có quan hệ ý nghĩa chặt chẽ với nhau. Chủng có thế bổ sung ý nghĩa cho nhau hoặc có thể bình đẳng với nhau về ý nghĩa.
- Nội dung đoạn văn có thể được triển khai theo cách diễn dịch, quy nạp hoặc song hành.
dayhoctot.com
- Bài 1 sgk ngữ văn 8
- Bài 2 sgk ngữ văn 8
- Bài 3 sgk ngữ văn 8
- Bài 4 sgk ngữ văn 8
- Bài 5 sgk ngữ văn 8
- Bài 6 sgk ngữ văn 8
- Bài 7 sgk ngữ văn 8
- Bài 8 sgk ngữ văn 8
- Bài 9 sgk ngữ văn 8
- Bài 10 sgk ngữ văn 8
- Bài 11 sgk ngữ văn 8
- Bài 12 sgk ngữ văn 8
- Bài 13 sgk ngữ văn 8
- Bài 14 sgk ngữ văn 8
- Bài 15 sgk ngữ văn 8
- Bài 16 sgk ngữ văn 8
- Bài 17 sgk ngữ văn 8
- Bài 18 sgk ngữ văn 8
- Bài 19 sgk ngữ văn 8
- Bài 20 sgk ngữ văn 8
- Bài 21 sgk ngữ văn 8
- Bài 22 sgk ngữ văn 8
- Bài 23 sgk ngữ văn 8
- Bài 24 sgk ngữ văn 8
- Bài 25 sgk ngữ văn 8
- Bài 26 sgk ngữ văn 8
- Bài 27 sgk ngữ văn 8
- Bài 28 sgk ngữ văn 8
- Bài 29 sgk ngữ văn 8
- Bài 30 sgk ngữ văn 8
- Bài 31 sgk ngữ văn 8
- Bài 32 sgk ngữ văn 8
- Bài 33 sgk ngữ văn 8
- Bài 34 sgk ngữ văn 8
- Một số tác giả, tác phẩm văn học tham khảo