Soạn bài Miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự trang 72 SGK ngữ văn 8
. Tìm và chỉ ra đâu là yếu tố miêu tả, đâu là yếu tố biểu cảm trong đoạn văn trên (chú ý chỉ ra các từ ngữ, câu văn, hình ảnh, chi tiết thể hiện các yếu tố miêu tả và biểu cảm). Các yếu tố này đứng riêng hay đan xen vào nhau?
- Bài học cùng chủ đề:
- Luyện tập Miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự trang 74 SGK ngữ văn 8
- Ngữ pháp tiếng anh hay nhất
I. SỰ KẾT HỢP CÁC YẾU TỐ KỂ, TẢ VÀ BIỂU LỘ TÌNH CẢM TRONG CĂN BẢN TỰ SỰ.
Đọc đoạn văn của Nguyên Hồng và trả lời các câu hỏi:
1. Tìm và chỉ ra đâu là yếu tố miêu tả, đâu là yếu tố biểu cảm trong đoạn văn trên (chú ý chỉ ra các từ ngữ, câu văn, hình ảnh, chi tiết thể hiện các yếu tố miêu tả và biểu cảm). Các yếu tố này đứng riêng hay đan xen vào nhau?
Kế thường tập trung nêu sự việc, hành động, nhân vật.
Ta thường tập trung chỉ ra tính chất, màu sắc, mức độ của sự việc, nhân vật, hành động.
Biểu cảm thường thể hiện ở các chi tiết bày tỏ cảm xúc, thái độ của người viết trước sự việc, nhân vật, hành động.
Đoạn văn trên kể lại cuộc gặp gỡ đầy xúc động giữa nhân vật xưng tôi với người mẹ của mình sau bao ngày cách trở. Sự việc ấy được thể hiện bằng các chi tiết sau đây.
- Mẹ vẫy tôi.
- Tôi chạy theo chiếc xe chở mẹ.
- Mẹ kéo tôi lên xe.
- Tôi òa lên khóc.
- Mẹ tôi cũng sụt sùi theo.
- Tôi ngồi bên mẹ, ngả đầu vào cánh tay mẹ, quan sát gương mặt mẹ. Các yếu tố miêu tả:
- Tôi thở hồng hộc, trán đẫm mồ hôi, ríu cả chân lại.
- Mẹ tôi không còm còi.
- Gương mặt vần tươi sáng với đôi mắt trong và nước da mịn làm nối bật màu hồng của hai gò má.
Các yếu tố biểu cảm:
- Hay tại sự sung sướng bỗng được trông nhìn và ôm ấp cái hình hài máu mủ của minh mà mẹ tôi lại tươi đẹp như thuở còn sung túc: (suy nghĩ)
- Tôi thấy những cảm giác ấm áp đã bao lâu mất đi bỗng lại mơn man khắp da thịt. Hơi quần áo mẹ tôi và những hơi thở ở khuôn miệng xinh xắn nhai trầu phả ra lúc đó thơm tho lạ thường, (cảm nhận)
- Phái bỏ lại và lăn vào lòng một người mẹ, áp mặt vào bầu sữa nóng cửa người mẹ, đế bàn tay người mẹ vuốt ve từ trán xuống cằm và gãi rôm ở sống lưng cho, mới thấy người mẹ có một êm dịu vô cùng (cảm nhận)
Các yếu tố kể, tả, biểu cảm đan xen vào nhau.
Ví dụ: Tôi ngồi trên đệm xe, đùi áp đùi mẹ tôi, đầu ngả vào cánh tay mẹ tôi, tôi thấy những cảm giác ấm áp đã bao lâu mất đi bỗng lại mơn man khắp da thịt. Hơi quần áo mẹ tôi và những hơi thở ở khuôn miệng xinh xắn nhai trầu phả ra lúc dó tho lạ thường.
- Kể: Tôi ngồi trên xe, cạnh mẹ.
- Tả: Đùi áp đùi mẹ tôi, đầu ngả vào cánh tau mẹ tôi, khuôn miệng xinh xắn nhai trầu.
- Biểu cảm: Những cảm giác ấm áp đã bao lâu lại mất đi mơn man khắp da thịt, thơm tho lạ thường.
2. Bỏ hết các yếu tố miêu tả và biểu cảm trong đoạn văn trên, sau đó chép lại các câu văn kể người và việc thành một đoạn. Đối chiếu đoạn văn đó với đoạn văn để rút ra nhận xét:
Nêu không có yếu tố miêu tả và biểu cảm thì việc kể chuyện trong đoạn văn trên sẽ bị ảnh hưởng như thế nào? Tự rút ra kết luận về vai trò, tác dụng cùa yếu tố miêu tả và biếu cảm trong việc kể chuyện.
Đoạn văn chép lại là:
“Mẹ tôi vẫy tôi. Tôi chạy theo chiếc xe chở mẹ. Mẹ kéo tôi lên xe. Tôi òa khóc. Má tôi cũng sụt sùi khóc theo. Tôi ngồi bên mẹ, ngả đầu vào cánh tay mẹ, quan sát gương mặt mẹ”.
So sánh với đoạn văn trên, ta thấy:
Các yếu tố miêu tả làm cho cuộc gặp gỡ giữa hai mẹ con nhân vật xưng tôi ở đây thêm sống động với bao màu sắc, hương vị, hình dáng của sự việc, nhân vật, hành động. Tất cả như hiện rõ mồn một trước mắt người đọc. Cộng vào đó yếu tố biểu cảm đã khiến cho tác giả thể hiện tình mẫu tử càng thêm sâu sắc và thấm thía. Người đọc vì vậy buộc phải day trở nghĩ suy trước các sự việc, nhân vật.
Ý nghĩa của truyện cũng nhờ đó mà thật sâu sắc. Các yếu tố miêu tả và biểu cảm cũng giúp nhà văn thể hiện thái độ nâng niu trân trọng và tình cảm yêu mến của mình đối với nhân vật và sự việc.
3. Bỏ hết các yếu tố kể trong đoạn văn trên, chỉ để lại các câu văn miêu tả và biếu cảm thì đoạn văn sẽ bị ảnh hưởng ra sao? (có thành “chuyện không?” vì sao?). Tự rút ra nhận xét về vai trò của yếu tố kể người và việc trong văn bản tự sự.
Nếu bỏ hết các yếu tố kể trong đoạn văn trên, chỉ đế lại các câu văn miêu tả và biểu cảm thì không thành chuyện. Bởi lẽ chuyện là do sự việc và nhân vật cùng các hành động tạo nên. Các yếu tố miêu tả và biểu cảm phải bám vào sự việc và nhân vật thì mới phát triển được.
• Ghi nhớ:
- Trong văn bản tự sự, rất ít khi tác giả chỉ thuần kể người và việc (kể chuyện) mà khi kể thường đan xen các yếu tố miêu tả biếu cảm và đánh giá.
- Các yếu tố miêu tả và biểu cảm, đánh giá làm cho việc kế chuyện sinh dộng và sâu sắc hơn.
- Bài 1 sgk ngữ văn 8
- Bài 2 sgk ngữ văn 8
- Bài 3 sgk ngữ văn 8
- Bài 4 sgk ngữ văn 8
- Bài 5 sgk ngữ văn 8
- Bài 6 sgk ngữ văn 8
- Bài 7 sgk ngữ văn 8
- Bài 8 sgk ngữ văn 8
- Bài 9 sgk ngữ văn 8
- Bài 10 sgk ngữ văn 8
- Bài 11 sgk ngữ văn 8
- Bài 12 sgk ngữ văn 8
- Bài 13 sgk ngữ văn 8
- Bài 14 sgk ngữ văn 8
- Bài 15 sgk ngữ văn 8
- Bài 16 sgk ngữ văn 8
- Bài 17 sgk ngữ văn 8
- Bài 18 sgk ngữ văn 8
- Bài 19 sgk ngữ văn 8
- Bài 20 sgk ngữ văn 8
- Bài 21 sgk ngữ văn 8
- Bài 22 sgk ngữ văn 8
- Bài 23 sgk ngữ văn 8
- Bài 24 sgk ngữ văn 8
- Bài 25 sgk ngữ văn 8
- Bài 26 sgk ngữ văn 8
- Bài 27 sgk ngữ văn 8
- Bài 28 sgk ngữ văn 8
- Bài 29 sgk ngữ văn 8
- Bài 30 sgk ngữ văn 8
- Bài 31 sgk ngữ văn 8
- Bài 32 sgk ngữ văn 8
- Bài 33 sgk ngữ văn 8
- Bài 34 sgk ngữ văn 8
- Một số tác giả, tác phẩm văn học tham khảo