Soạn bài Liên kết các đoạn văn trong văn bản trang 50 SGK ngữ văn 8
Dùng câu nối để liên kết các đoạn văn
- Bài học cùng chủ đề:
- Luyện tập Liên kết các đoạn văn trong văn bản trang 53 SGK ngữ văn 8
- Ngữ pháp tiếng anh hay nhất
I. TÁC DỤNG CỦA VIỆC LIÊN KẾT CÁC ĐOẠN VĂN TRONG VĂN BẢN
1. Hai đoạn văn sau đây
a) Trước sân trường làng Mĩ Lí dày đặc cả người. Người nào áo quần cùng sạch sẽ, gương mặt cũng vui tươi và sáng sủa.
b) Lúc đi ngang qua làng Hòa An bẫy chim quyên với thằng Minh, tôi có ghé lại trường một lần. Lần ấy trường đối với tôi là một nơi xa lạ. Tôi đi chung quanh các lớp để nhìn qua cửa kính mấy bản đồ treo trên tường. Tôi không có cảm tưởng nào khác là nhà trường cao ráo và sạch sẽ hơn các nhà trong làng.
Đoạn a tả cảnh sân trường Mĩ Lí trong ngày khai trường.
Đoạn b cho biết cảm giác của nhân vật “tôi” một lần ghé qua thăm trường trước đây.
Tuy cùng viết về một ngôi trường nhưng giữa việc tả cảnh sân trường hiện tại với cảm giác về ngôi trường ấy trước đây không có sự gắn bó với nhau. Lí ra, cảm giác ấy phải là cảm giác ở thời điểm hiện tại khi ngày khai trường điễn ra. Chính vì thế, đọc đoạn b người đọc cầm thấy có gì hụt hẫng.
2. Cũng diễn đạt nội dung trên, nhà văn Thanh Tịnh viết
Trước sân trường làng Mĩ Lí dày đặc cả người. Người nào áo quẩn cùng sạch sẽ, gương mặt cùng vui tươi và sáng sủa.
Trước đó mấy hôm, lúc đi ngang qua làng Hòa An bẫy chim quyên với thằng Minh, tôi có ghé lại trường một lần. Lần ấy trường đối với tôi là một nơi xa lạ. Tôi đi chung quanh các lớp đế nhìn qua cửa kính mấy bản đồ treo trên tường. Tôi không có cảm tưởng nào khác là nhà trường cao ráo và sạch sẽ hơn các nhà trong làng.
(Tôi đi học )
Ở trường hợp sau, có thêm bộ phận trước đó mấy hôm vào đầu đoạn 2.
Từ đó tạo sự liên tưởng cho người đọc với đoạn văn trước. Chính vì thế, có sự gắn kết chặt chẽ giữa hai đoạn văn với nhau khiến hai đoạn văn liền ý liền mạch.
Các từ ngữ “Trước đó mấy hôm” là phương tiện liên kết hai đoạn văn có tác dụng gắn kết hai đoạn văn lại với nhau.
II. CÁCH LIÊN KẾT CÁC ĐOẠN VĂN TRONG VĂN BẢN
1. Dùng từ ngữ để liên kết các đoạn văn
a) Đọc hai đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới
Bắt đầu và tìm hiểu. Tìm kiểu phải dặt bài văn vào : lịch sử của nó. Thế là cần đến khoa học lịch sử, lịch sử dân tộc có khi cả lịch sử thế giới.
Sau khâu tìm hiểu và khâu cảm thụ. Hiểu đúng bài văn đã tốt. Hiểu đúng cũng bắt đầu thấy nó hay, nhưng chưa đủ.
( theo Lê Chí Viễn )
- Hai đoạn văn trên liệt kê hai khâu của quá trình lĩnh hội và cảm thụ tác phẩm văn học. Đó là những khâu tìm hiểu, cảm thụ.
- Các từ ngữ liên kết trong hai đoạn văn trên là sau.
- Để liên kết các đoạn có quan hệ liệt kê, ta thường dùng các từ ngữ có tác dụng liệt kê. Các phương tiện liên kết có quan hệ liệt kê: trước hết, đầu tiên, cuối cùng, sau nữa, một mặt, mặt khác, một là, hai là, thêm vào đó, ngoài ra...
Các đại từ dùng để liên kết đoạn văn: đó, này, ấy, vậy, thể...
b) Đọc hai đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới
Bây giờ, khi Bác viết gì cũng dựa cho một số đồng chí xem lại, chỗ nào khó hiểu thì các đồng chí bảo cho mình sửa chữa.
Nói tóm lại, viết cũng như mọi việc khác, phái có chí, chớ giấu dốt, nhờ tự phê bình và phê bình mà tiến bộ.
(Hồ Chí Minh, Cách viết)
Mối quan hệ ý nghĩa giữa hai đoạn văn trên là đoạn có ý nghĩa cụ thể và đoạn có ý nghĩa tổng kết khái quát.
Từ ngữ liên kết trong hai đoạn văn đó là nói tóm lại.
Để liên kết đoạn có ý nghĩa cụ thể với đoạn có ý nghĩa tổng kết, khái quát, ta thường dùng các từ ngừ có ý nghĩa tổng kết, khái quát sự việc. Các từ ngữ đó là: tóm lại, nói tóm lại, tổng kết lại, nhìn chung...
2. Dùng câu nối để liên kết các đoạn văn
a) Tìm câu liên kết giữa hai đoạn văn sau. Tại sao câu đó lại có tác dụng liên kết?
U lại nói tiếp:
- Chăn cho giỏi, rồi hôm nào phiên chợ u mua giấy về bố đóng sách cho mà đi học bên anh Thận.
Ải dà, lại còn chuyện đi học nữa cơ đấy! Học thích hơn hay đi chăn nghé thích hơn nhỉ? Thôi, cái gì làm một cái thôi. Thế thằng Các nó vừa chăn trâu vừa đi học đấy thì sao.
(Bùi Hiến, Ngày công đầu tiên của cu Tí)
b) Đọc hai đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới
Trước đó mấy hôm, lúc đi ngang qua làng Hòa An bầy chim quyên với thằng Minh, tôi có ghé lại trường một lần. Lần ấy trường đối với tôi là một nơi xa lạ.
Tôi đi chung quanh các lớp để nhìn qua cửa kính mấy bản đồ treo trên tường. Tôi không có cảm tưởng nào khác là nhà trường cao ráo và sạch sẽ hơn các nhà trong làng.
*
Nhưng lần này lại khác. Trước mắt tôi, trường Mĩ Lí trông vừa xinh xắn vừa oai nghiêm như cái đình làng Hòa Áp. Sân nó rộng, mình nó cao hơn trong những buổi trưa hè đầy vắng lặng. Lòng tôi đâm ra lo sợ vẩn vơ.
(Thanh Tịnh, Tôi đi học )
Đoạn đầu là cảm giác về ngôi trường trước đó mấy hôm. Đoan sau là cảm giác về ngôi trường ngay ngày khai trường. Hai đoạn văn trên có ý nghĩa tương phản nhau.
Từ ngữ liên kết trong hai đoạn văn đó là từ nhưng.
Để liên kết hai đoạn văn có ý nghĩa tương phản, đối lập nhau, ta thường dùng từ ngữ biểu thị ý nghĩa tương phản, đối lập. Các phương tiện liên kết đoạn có ý nghĩa tương phản, đối lập là: nhưng, trái lại, tuy vậy, ngược lại, song, thế mà...
c) Đọc lại hai đoạn văn mục 1, 2 và xác định đó là đại từ. Trước đó là trước lúc nhân vật tôi lần đầu tiên cắp sách đến trường. Việc dùng đại từ đó có tác dựng liên kết giữa hai đoạn văn.
Câu liên kết giữa hai đoạn văn là Ái dà, lại còn chuyện đi học nữa cơ đấy.
Câu này có tác dụng nối hai đoạn văn trên.
• Ghi nhớ: - Khi chuyển từ đoạn văn này sang đoạn văn khác, cần sử dụng các phương tiện liên kết để thể hiện quan hệ ý nghĩa của chúng.
- Có thể sử dụng các phương tiện liên kết chủ yếu sau đây để thể hiện quan hệ giữa các đoạn văn:
+ Dùng từ ngữ chỉ quan hệ: liệt kê, đối lập, tương phản, thay thế (các đại từ và các từ ngừ có tác dụng thay thế khác), tổng kết, khái quát sự việc.
+ Dùng câu nối.
dayhoctot.com
- Bài 1 sgk ngữ văn 8
- Bài 2 sgk ngữ văn 8
- Bài 3 sgk ngữ văn 8
- Bài 4 sgk ngữ văn 8
- Bài 5 sgk ngữ văn 8
- Bài 6 sgk ngữ văn 8
- Bài 7 sgk ngữ văn 8
- Bài 8 sgk ngữ văn 8
- Bài 9 sgk ngữ văn 8
- Bài 10 sgk ngữ văn 8
- Bài 11 sgk ngữ văn 8
- Bài 12 sgk ngữ văn 8
- Bài 13 sgk ngữ văn 8
- Bài 14 sgk ngữ văn 8
- Bài 15 sgk ngữ văn 8
- Bài 16 sgk ngữ văn 8
- Bài 17 sgk ngữ văn 8
- Bài 18 sgk ngữ văn 8
- Bài 19 sgk ngữ văn 8
- Bài 20 sgk ngữ văn 8
- Bài 21 sgk ngữ văn 8
- Bài 22 sgk ngữ văn 8
- Bài 23 sgk ngữ văn 8
- Bài 24 sgk ngữ văn 8
- Bài 25 sgk ngữ văn 8
- Bài 26 sgk ngữ văn 8
- Bài 27 sgk ngữ văn 8
- Bài 28 sgk ngữ văn 8
- Bài 29 sgk ngữ văn 8
- Bài 30 sgk ngữ văn 8
- Bài 31 sgk ngữ văn 8
- Bài 32 sgk ngữ văn 8
- Bài 33 sgk ngữ văn 8
- Bài 34 sgk ngữ văn 8
- Một số tác giả, tác phẩm văn học tham khảo