LUYỆN TẬP XÂY DỰNG VÀ TRÌNH BÀY LUẬN ĐIỂM
Đối với bài luyện tập học sinh cần có sự chuẩn bị kĩ lưỡng ở nhà ở bài luyện tập này nội dung kiến thức cần chuẩn bị là cách xây dựng và trình bày luận điểm trong một bài văn nghị luận.
- Bài học cùng chủ đề:
- Soạn bài Luyện tập xây dựng và trình bày luận điểm - Ngắn gọn nhất
- Soạn bài Luyện tập xây dựng và trình bày luận điểm trang 82 SGK Ngữ Văn 8
- Ngữ pháp tiếng anh hay nhất
I. CHUẨN BỊ Ở NHÀ
Đối với bài luyện tập học sinh cần có sự chuẩn bị kĩ lưỡng ở nhà ở bài luyện tập này nội dung kiến thức cần chuẩn bị là cách xây dựng và trình bày luận điểm trong một bài văn nghị luận.
II. LUYỆN TẬP TRÊN LỚP
Bài tập 1.
Hệ thống luận điểm được sắp xếp và điều chỉnh cho hợp lí như sau:
a. Đất nước đang rất cần những người tài giỏi để đưa Tổ quốc sánh kịp với bạn bè năm châu, chúng ta phải học hành chăm chỉ thì mới trở thành những người tài giỏi.
b. Quanh ta có nhiều tấm gương của các bạn học sinh học giỏi, phấn đấu vươn lên đáp ứng yêu cầu của đất nước.
c. Tuy nhiên, ở lớp ta còn một số bạn còn ham chơi, chưa chăm chỉ học tập, làm cho thầy cô và bố mẹ lo buồn.
d. Các bạn ấy chưa thấy rằng, người nào bây giờ còn ham vui chơi, không chịu học hành thì sau này càng khó gặp niềm vui trong cuộc sống.
e. Vậy ngay từ lúc này, các bạn ấy hãy chuyên cần học tập hơn để trở thành những người có ích cho xã hội, những người con ngoan, trò giỏi của thầy cô và cha mẹ, nhờ đó mà tìm được niềm vui chân chính và lâu bền.
Bài tập 2.
a. Trong số những câu được đưa ra, câu (2) là câu có thể chấp nhận được vì nổ đưa ra một trình tự phản ánh các bước hợp lí của quá trình làm rõ dẫn luận điểm: bước trước dẫn tới bước sau, bước sau kế tiếp bước trước, để tới bước cuối cùng thì luận điểm được làm rõ hoàn toàn.
b. Những luận cứ có thể sắp xếp theo trình tự sau:
1 - Muốn có tri thức thì con người phải chăm chỉ học, ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường.
2 - Sau này, khi lớn lên, bạn sẽ sống trong thời đại mà trình độ khoa học - kĩ thuật và văn hóa - nghệ thuật ngày một nâng cao.
3 - Trong xã hội ấy, người làm việc gì cũng phải có tri thức.
4 - Do đó, người học sinh hôm nay càng ham chơi, không chăm học thì ngày mai càng khó có thể làm được việc gì có ý nghĩa và do đó, càng khó gặp được niềm vui trong cuộc sống.
c. Khi trình bày luận điểm trong bài văn nghị luận, giọng văn nên trong sáng, hấp dẫn. Với luận điểm trên nên kết thúc đoạn văn bằng một lời khuyên chân thành, cụ thể, gần gũi với ngôn ngữ đời thường.
Ví dụ: Có thể kết thúc bằng câu: Đến lúc ấy, nhiều bạn trong chúng ta hối hận thì cũng đã muộn.
d. Để nhận biết đoạn văn được trình bày diễn dịch hay quy nạp cần xác định vị trí của câu chủ đề trong đoạn văn đó. Muốn chuyển đoạn văn diễn dịch thành quy nạp không chỉ chuyển câu chủ đề từ vị trí đầu đoạn đến vị trí cuối đoạn mà còn phải chú ý đến tính liên kết về nội dung của các câu trong đoạn văn đó.
Bài tập 3.
Với luận điểm: Đọc sách là một công việc vô cùng bổ ích, vì nó giúp ta hiểu biết thêm về đời sống, có thể triển khai theo hệ thống luận cứ sau:
- Trong sách có những thông tin hết sức quý giá.
- Những thông tin đó giúp con người hiểu biết sâu sắc hơn về đời sống.
- Những thông tin đó có tác dụng to lớn đối với cuộc sống của con người.
- Do đó, muốn hiểu biết về đời sống cần phải đọc sách.
- Bài 1 sgk ngữ văn 8
- Bài 2 sgk ngữ văn 8
- Bài 3 sgk ngữ văn 8
- Bài 4 sgk ngữ văn 8
- Bài 5 sgk ngữ văn 8
- Bài 6 sgk ngữ văn 8
- Bài 7 sgk ngữ văn 8
- Bài 8 sgk ngữ văn 8
- Bài 9 sgk ngữ văn 8
- Bài 10 sgk ngữ văn 8
- Bài 11 sgk ngữ văn 8
- Bài 12 sgk ngữ văn 8
- Bài 13 sgk ngữ văn 8
- Bài 14 sgk ngữ văn 8
- Bài 15 sgk ngữ văn 8
- Bài 16 sgk ngữ văn 8
- Bài 17 sgk ngữ văn 8
- Bài 18 sgk ngữ văn 8
- Bài 19 sgk ngữ văn 8
- Bài 20 sgk ngữ văn 8
- Bài 21 sgk ngữ văn 8
- Bài 22 sgk ngữ văn 8
- Bài 23 sgk ngữ văn 8
- Bài 24 sgk ngữ văn 8
- Bài 25 sgk ngữ văn 8
- Bài 26 sgk ngữ văn 8
- Bài 27 sgk ngữ văn 8
- Bài 28 sgk ngữ văn 8
- Bài 29 sgk ngữ văn 8
- Bài 30 sgk ngữ văn 8
- Bài 31 sgk ngữ văn 8
- Bài 32 sgk ngữ văn 8
- Bài 33 sgk ngữ văn 8
- Bài 34 sgk ngữ văn 8
- Một số tác giả, tác phẩm văn học tham khảo