ĐỀ 72. Viết bài văn nghị luận với đề tài: “Hãy nói không với tệ nạn”
Trong những năm gần đây, những diễn đàn về các vấn đề xã hội dành cho lứa tuổi học sinh đã được tổ chức ngày một nhiều hơn. Ở những diễn đàn này, người ta đề cập rất nhiều đến tác hại của các tệ nạn xã hội như hút thuốc, cờ bạc, rượu chè, tiêm chích ma túy...
- Bài học cùng chủ đề:
- ĐỀ 60. Diễn biến tâm trạng lão Hạc xung quanh việc bán chó. Qua đó hãy nhận xét về nhân vật này.
- ĐỀ 59. Phân tích truyện ngắn Lão Hạc để làm sáng tỏ nhận định “Ngòi bút của Nam Cao tuy sắc sảo nhưng đầy tính nhân đạo”.
- ĐỀ 55. Diễn biến tâm lí của chị Dậu trong đoạn trích Tức nước vỡ bờ.
- Ngữ pháp tiếng anh hay nhất
BÀI LÀM
Trong những năm gần đây, những diễn đàn về các vấn đề xã hội dành cho lứa tuổi học sinh đã được tổ chức ngày một nhiều hơn. Ở những diễn đàn này, người ta đề cập rất nhiều đến tác hại của các tệ nạn xã hội như hút thuốc, cờ bạc, rượu chè, tiêm chích ma túy... Tuy nhiên nếu quan sát kĩ, chúng ta sẽ nhận thấy rằng có một vấn đề mà những người có trách nhiệm đề cập một cách rụt rè hơn. Đó là tác hại của việc thanh thiếu niên tiếp xúc với các loại văn hóa phẩm không lành mạnh. Thiết nghĩ tác hại của loại tệ nạn này đối với xã hội không hề nhỏ và vì thế chúng ta cần nhìn nhận nó một cách đúng đắn hơn.
Văn hóa phẩm không lành mạnh là một khái niệm có tính chất khái quát chung. Nó chỉ tất cả những gì tác hại xấu đến hành vi, tính cách của con người; chỉ tất cả những gì đang làm băng hoại những nét văn hóa truyền thống của một quốc gia. Vậy chúng xuất hiện hay ẩn náu dưới những hình dạng ra sao?
Văn hóa phẩm không lành mạnh xuất hiện nhiều và phổ biến nhất trong xã hội dưới dạng những băng đĩa lậu có nội dung bạo lực hoặc khiêu dâm. Chúng cũng gồm cả những cuốn truyện, những tranh ảnh có nội dung tương tự. Mấy năm gần đây khi công nghệ thông tin phát triển, việc tiếp xúc với Internet đã trở nên quá quen thuộc thì loại hình văn hóa độc hại này lại càng xâm nhập vào xã hội nhất là vào giới trẻ nhiều hơn.
Có thể đưa ra mấy lí do khiến các bạn trẻ dễ sa vào loại tệ nạn xã hội này. Hầu hết các bạn được hỏi đều có chung một câu trả lời khá tự nhiên. Đó là vì sự tò mò. Một số người cho rằng đó là một cách để họ học làm người lớn. Có khi tai hại hơn, họ nghĩ “biết về những điều ấy mình sẽ oai hơn các bạn, sẽ không còn ở lứa tuổi học trò” (!?). Một số bạn khác đến với các thứ văn hóa phẩm này bởi họ nghĩ “làm như vậy đơn giản là chỉ để cho khỏi cảm thấy buồn. Đằng nào thì cũng có việc gì để làm đâu?”. Những câu trả lời kiểu ấy, chúng tôi đã gặp hàng trăm câu và hình như càng ngày càng nhiều hơn thì phải.
Vấn đề đã trở nên vô cùng căng thẳng bởi hầu như tất cả những cô cậu khi bị cuốn vào những thứ văn hóa phẩm không lành mạnh ấy đều không biết rằng chúng đang dần gặm nhấm nhân cách của chúng ta. Tác hại nguy hiểm nhất của thứ văn hóa độc hại này là làm cho tâm hồn trong trẻo của chúng ta dần dần hơn. Xem nhiều phim bạo lực sẽ dẫn đến tính cách hung hãn, kiêu ngạo rồi từ đó mà dẫn đến nghiện ngập, tụ tập, đua xe… Lướt qua những quán vi tính, truy cập vào những nơi thông tin không đúng đắn nhiều lần, chúng ta rất có thể sẽ suy đồi trong lối sống. Lúc ấy từ cách ăn mặc đến những chuyện chơi bời, chúng ta đều học đòi theo người lớn khiến cho việc học hành sao nhãng, tương lai nghèo nàn, lạc hậu, tối tăm… Còn có thể kể thêm hàng trăm điều tai hại khác nảy sinh từ việc chúng ta vô tình hay cố ý tiếp xúc với các thứ không lành mạnh đã nêu. Không những thế tất cả chúng ta đều biết: bất cứ một thứ gì khi đã trở thành tệ nạn thì tác hại của nó để lại cho xã hội còn dai dẳng biết bao. Và vì thế hàng năm chúng ta lại phải tốn kém thêm không biết bao nhiêu tiền của để giải quyết những hậu quả mà chúng gây ra.
Với tất cả những gì mà tôi và các bạn vừa mới nêu ra, hẳn chúng ta không ai muốn tự làm vẩn đục tâm hồn trong trẻo của mình. Hãy nói không với các văn hóa phẩm không lành mạnh. Chỉ có như vậy chúng ta mới đảm bảo chắc chắn một tương lai tốt đẹp và lành mạnh cho không chỉ bản thân mỗi chúng ta mà còn gìn giữ cuộc sống cho tất cả mọi người.
- Bài 1 sgk ngữ văn 8
- Bài 2 sgk ngữ văn 8
- Bài 3 sgk ngữ văn 8
- Bài 4 sgk ngữ văn 8
- Bài 5 sgk ngữ văn 8
- Bài 6 sgk ngữ văn 8
- Bài 7 sgk ngữ văn 8
- Bài 8 sgk ngữ văn 8
- Bài 9 sgk ngữ văn 8
- Bài 10 sgk ngữ văn 8
- Bài 11 sgk ngữ văn 8
- Bài 12 sgk ngữ văn 8
- Bài 13 sgk ngữ văn 8
- Bài 14 sgk ngữ văn 8
- Bài 15 sgk ngữ văn 8
- Bài 16 sgk ngữ văn 8
- Bài 17 sgk ngữ văn 8
- Bài 18 sgk ngữ văn 8
- Bài 19 sgk ngữ văn 8
- Bài 20 sgk ngữ văn 8
- Bài 21 sgk ngữ văn 8
- Bài 22 sgk ngữ văn 8
- Bài 23 sgk ngữ văn 8
- Bài 24 sgk ngữ văn 8
- Bài 25 sgk ngữ văn 8
- Bài 26 sgk ngữ văn 8
- Bài 27 sgk ngữ văn 8
- Bài 28 sgk ngữ văn 8
- Bài 29 sgk ngữ văn 8
- Bài 30 sgk ngữ văn 8
- Bài 31 sgk ngữ văn 8
- Bài 32 sgk ngữ văn 8
- Bài 33 sgk ngữ văn 8
- Bài 34 sgk ngữ văn 8
- Một số tác giả, tác phẩm văn học tham khảo