ĐỀ 66. Lập dàn ý phân tích bài thơ “Đi đường” của Hồ Chí Minh
“Nhật kí trong tù” được Bác Hồ viết ra một cách vô tình chứ không hề chí thú làm thơ. Tuy nhiên nó vẫn là một chùm hoa quý trong nền văn học Việt Nam và bài thơ “Đi đường” là một trong những bông hoa đẹp đẽ ấy.
- Bài học cùng chủ đề:
- Soạn bài Đi đường - Ngắn gọn nhất
- Phân tích bài thơ Đi đường của Hồ Chí Minh để làm sáng tỏ nhận định sau:Từ những bài thơ viết trong hoàn cảnh nhà tù dưới chế độ Tưởng Giới Thạch tàn bạo và mục nát toát ra một phong thái ung dung, một khí phách hào hùng, ý chí sắt đá
- Soạn bài Đi đường
- Ngữ pháp tiếng anh hay nhất
I. Mở bài
- “Nhật kí trong tù” được Bác Hồ viết ra một cách vô tình chứ không hề chí thú làm thơ.
- Tuy nhiên nó vẫn là một chùm hoa quý trong nền văn học Việt Nam.
- Bài thơ “Đi đường” là một trong những bông hoa đẹp đẽ ấy.
II. Thân bài
- Trên con đường bị giải đi hết nhà lao này đến nhà lao khác, Hồ Chí Minh luôn tức cảnh sinh tình.
- Đi đường kể về nỗi gian nan nhọc nhằn trên một quãng đường khó khăn nhưng lại bao hàm nhiều ý tứ sâu sắc.
- Câu đầu: nếu đánh giá khái quát về việc đi đường: có đi đường mới biết đi đường khó => Một đánh giá rút ra từ hiện thực bản thân trong quá trình bị giải từ nhà lao này đến nhà lao khác.
- Câu thứ hai: cụ thể hóa ý được mở ra từ câu đầu về cái khó của con đường, đó là hết lớp núi này đến lớp núi khác giăng ra chặn bước chân người đi.
+ Biện pháp điệp ngữ vòng khắc họa con đường đầy núi non điệp trùng.
+ Khắc họa hình ảnh mệt mỏi, hơi thở gấp gáp và cảm giác ngao ngán của người đi đường.
- Câu thứ ba: như chiếc bản lề chuyển ý giữa câu thứ hai và câu cuối, vượt qua hết các lớp núi sẽ lên tới đỉnh cao chót cùng => Bộc lộ cảm giác phấn khích và cả sự cố gắng của người leo núi vì sắp đạt được mục tiêu.
- Câu cuối: niềm sảng khoái khi đứng trên đỉnh núi, ngắm nhìn toàn bộ quang cảnh nước non trong tầm mắt. m hưởng câu thơ mênh mang thể hiện:
+ Tâm thế ung dung thoải mái, cảm giác nhẹ nhàng thanh thản.
+ Một sự trả công, sự đắp bù cho những gian nan đã trải qua.
- Ngoài việc kể chuyện đi đường, bài thơ còn gửi gắm triết lý sâu sắc về con đường đời và con đường cách mạng.
- Đó là con đường cách mạng nhiều gian nguy thử thách, nhiều khó khăn chất chồng đòi hỏi người chiến sĩ cách mạng phải kiên cường vượt qua. Khi vượt qua được tất cả khó khăn thì sẽ có được thành quả vô cùng tán, đó là thu lại được cả nước non, giang sơn tổ quốc mình.
- Đó là con đường đời nhiều chông gai vất vả, nhưng hạnh phúc chỉ mỉm cười với những ai biết vượt lên trên gian khổ.
III. Kết bài
- Bài thơ đã bộc lộ tinh thần lạc quan và vượt lên trên gian khó của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
- Ngôn từ tuy giản dị mà gửi gắm nhiều triết lý sâu sắc.
- Hồ Chí Minh không chỉ nói về con đường đi trong hiện thực mà còn nói về con đường đời và con đường cách mạng.
ĐỀ 57. Phân tích nhân vật cái Tí trong đoạn trích Con có thương thầy thương u (Tắt đèn - Ngô Tất Tố)
- Bài 1 sgk ngữ văn 8
- Bài 2 sgk ngữ văn 8
- Bài 3 sgk ngữ văn 8
- Bài 4 sgk ngữ văn 8
- Bài 5 sgk ngữ văn 8
- Bài 6 sgk ngữ văn 8
- Bài 7 sgk ngữ văn 8
- Bài 8 sgk ngữ văn 8
- Bài 9 sgk ngữ văn 8
- Bài 10 sgk ngữ văn 8
- Bài 11 sgk ngữ văn 8
- Bài 12 sgk ngữ văn 8
- Bài 13 sgk ngữ văn 8
- Bài 14 sgk ngữ văn 8
- Bài 15 sgk ngữ văn 8
- Bài 16 sgk ngữ văn 8
- Bài 17 sgk ngữ văn 8
- Bài 18 sgk ngữ văn 8
- Bài 19 sgk ngữ văn 8
- Bài 20 sgk ngữ văn 8
- Bài 21 sgk ngữ văn 8
- Bài 22 sgk ngữ văn 8
- Bài 23 sgk ngữ văn 8
- Bài 24 sgk ngữ văn 8
- Bài 25 sgk ngữ văn 8
- Bài 26 sgk ngữ văn 8
- Bài 27 sgk ngữ văn 8
- Bài 28 sgk ngữ văn 8
- Bài 29 sgk ngữ văn 8
- Bài 30 sgk ngữ văn 8
- Bài 31 sgk ngữ văn 8
- Bài 32 sgk ngữ văn 8
- Bài 33 sgk ngữ văn 8
- Bài 34 sgk ngữ văn 8
- Một số tác giả, tác phẩm văn học tham khảo