ĐỀ 32. Dựa vào văn bản Chiếu dời đô và Hịch tướng sĩ, hãy nêu suy nghĩ của em về vai trò của những người lãnh đạo anh minh như Lý Công Uẩn và Trần Quốc Tuấn với vận mệnh đất nước
Cả Chiếu dời đô và Hịch tướng sĩ đều là những sách lược có tính chất quyết định đến vận số của quốc gia. Nó vừa là tâm huyết vừa là tài năng kiệt xuất của hai vị anh hùng.
- Bài học cùng chủ đề:
- ĐỀ 31. Chiếu dời đô - Khát vọng về một đất nước độc lập, thống nhất, hùng cường và khí phách của dân tộc Đại việt đang trên đà lớn mạnh.
- Trình bày luận điểm trong văn nghị luận
- Đội mũ bảo hiểm là hành động vô cùng cần thiết khi tham gia giao thông nhưng nhiều người còn chưa ý thức đúng vấn đề này. Hãy viết đoạn văn giải thích tác dụng của mũ bảo hiểm
- Ngữ pháp tiếng anh hay nhất
BÀI LÀM
Mỗi khi Tổ quốc lâm nguy, những bậc nam nhi từ kẻ thất phu đến những người quân tử đều phải ra sức một lòng xả thân vì nước. Chí nam nhi "dặm nghìn da ngựa", chỉ có trải qua những cuộc binh biến nguy nan mới tỏ mặt anh hùng. Thời cuộc đổi thay, người anh hùng phải dốc sức lo cho vận nước, có như vậy tên tuổi mới lưu cùng sử sách đến ngàn năm. Trong số những vị lãnh đạo anh minh từng lập nên bao công trạng lớn lao cho đất nước, người ta thường nhắc đến tên của hoàng đế Lý Công uẩn và tướng quân Trần Quốc Tuấn.
Lý Công Uẩn và tướng quân Trần Quốc Tuấn, một người có công khai quốc, một người có công đưa đất nước thoát khỏi cảnh tang tóc nguy nan. Cả hai đều xứng là đấng trượng phu, đều xếp vào hàng quân tử. Nhưng gạt đi tất cả những gì kì vĩ lớn lao, ta thấy hai vị anh hùng là những người công dân thực sự, biết đau nỗi đau của dân tộc và biết cảm cái nhục của kẻ nam nhi khi đất nước bị giày xéo xâm lăng. Hai tác phẩm chính luận xuất sắc Chiếu dời đô và Hịch tướng sĩ là nỗi lòng thiết tha đối với quê hương đất nước và cũng là tầm nhìn sáng suốt của hai vị lãnh đạo anh minh ấy.
Đọc hai áng văn bất hủ, chúng ta đều cảm nhận được sự lo lắng cho vận nước của hai người quân tử. Thiên đô chiếu ra đời bắt nguồn từ khát vọng lớn lao của vị hoàng đế yêu dân. Khát vọng ấy là mong muốn sự no ấm cho nhân dân, sự vững bền mãi mãi cho non sông xã tắc. Muốn vậy, trách nhiệm của một ông vua là phải tìm được một nơi tốt đẹp và thuận lợi để nhân dân an cư mà lập nghiệp, tính kế mưu sinh lâu dài cho con cháu về sau. Hịch tướng sĩ lại là nỗi niềm day dứt khác của vị “Tiết chế thống lĩnh các đạo quân”. Đất nước đang đứng trước họa xâm lăng, quân giặc đã lâm le tiến đến gần biên giới. Vì thế mà nỗi lo lớn nhất của một vị tướng quân là làm sao có được binh hùng tướng mạnh; làm sao để người người như một, có sức như mãnh hổ, thể lực và trí lực lúc nào cũng ở trong tư thế sẵn sàng. Như vậy, lòng yêu nước, thương dân của Lý Công Uẩn và Trần Quốc Tuấn đã được biểu hiện thành một hành động cụ thể và ý nghĩa. Đó là nơi lo cho dân cho nước.
Tuy nhiên, sự anh minh của Lý Công uẩn và Trần Quốc Tuấn không chỉ dừng ở cái chí “lo trước nỗi lo của thiên hạ, vui sau niềm vui của thiên hạ” mà hơn thế nó biểu hiện cụ thể thành những sách lược và chiến lược rõ ràng. Hịch tướng sĩ vì thế mà có giọng giục giã, hùng hồn, dẫn chứng và lý lẽ được tác giả đưa ra chặt chẽ, rắn rỏi và thuyết phục. Những câu văn của Hịch tướng sĩ cuốn hút và lay động. Từ đó mà nó có sức khích lệ và cổ vũ lớn lao tinh thần quân sĩ. Nó tiếp thêm sức lực, tăng cường ý chí, nâng cao niềm tin và khí phách cho toàn thể ba quân. Có làm được điều ấy, vị tướng quân mới tạm yên lòng để dồn hết tâm lực, sẵn sàng chờ đón một trận thư hùng quyết chiến quyết thắng với bè lũ Nguyên - Mông. Khác với Hịch tướng sĩ 1 một tác phẩm chính luận được ra đời trong thời chiến, bài Chiếu dời đô của Lý Công Uẩn lại là một cái nhìn sáng suốt và bền vững cho thời bình. Bài Chiếu dời đô cũng tỏ ra sắc sảo. Những phân tích của vị hoàng đế ngắn gọn, chính xác và thuyết phục. Văn phong cuốn hút, giục giã và đầy kêu gọi bởi sự kết hợp chặt chẽ giữa những chân lí của thời đại với tâm huyết và tài trí của nhà vua.
Cả Chiếu dời đô và Hịch tướng sĩ đều là những sách lược có tính chất quyết định đến vận số của quốc gia. Nó vừa là tâm huyết vừa là tài năng kiệt xuất của hai vị anh hùng. Ngày nay khi chúng ta nhìn lại và đánh giá, chắc chắn chúng ta khó có thể hiểu hết được tính chất nóng hổi và ý nghĩa sống còn của hai tác phẩm chính luận này đối với vận mệnh của đất nước, non sông. Thế nhưng vai trò của Lý Công Uẩn và Trần Quốc Tuấn lớn lao kì vĩ thế nào, đó là điều đã được lịch sử phát triển dân tộc hàng trăm năm nay đánh giá, ghi nhận và tôn vinh.
- Bài 1 sgk ngữ văn 8
- Bài 2 sgk ngữ văn 8
- Bài 3 sgk ngữ văn 8
- Bài 4 sgk ngữ văn 8
- Bài 5 sgk ngữ văn 8
- Bài 6 sgk ngữ văn 8
- Bài 7 sgk ngữ văn 8
- Bài 8 sgk ngữ văn 8
- Bài 9 sgk ngữ văn 8
- Bài 10 sgk ngữ văn 8
- Bài 11 sgk ngữ văn 8
- Bài 12 sgk ngữ văn 8
- Bài 13 sgk ngữ văn 8
- Bài 14 sgk ngữ văn 8
- Bài 15 sgk ngữ văn 8
- Bài 16 sgk ngữ văn 8
- Bài 17 sgk ngữ văn 8
- Bài 18 sgk ngữ văn 8
- Bài 19 sgk ngữ văn 8
- Bài 20 sgk ngữ văn 8
- Bài 21 sgk ngữ văn 8
- Bài 22 sgk ngữ văn 8
- Bài 23 sgk ngữ văn 8
- Bài 24 sgk ngữ văn 8
- Bài 25 sgk ngữ văn 8
- Bài 26 sgk ngữ văn 8
- Bài 27 sgk ngữ văn 8
- Bài 28 sgk ngữ văn 8
- Bài 29 sgk ngữ văn 8
- Bài 30 sgk ngữ văn 8
- Bài 31 sgk ngữ văn 8
- Bài 32 sgk ngữ văn 8
- Bài 33 sgk ngữ văn 8
- Bài 34 sgk ngữ văn 8
- Một số tác giả, tác phẩm văn học tham khảo