ĐỂ 3. Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh: Chùa Một Cột
Chùa Một Cột là cách gọi nôm na theo hình dáng kiến trúc của nó. Một tên gọi nôm na khác của chùa nữa là chùa Mật. Chính tên Hán Việt của chùa là Nhất Trụ Tháp. Nhưng khởi thủy, chùa có tên là Diên Hựu hay là Liên Hoa Đài (đài hoa sen).
- Bài học cùng chủ đề:
- ĐỂ 1. Thuyết minh Văn Miếu - Quốc Tử Giám
- Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh hoặc di tích của quê hương em (Chùa Hương )
- Thuyết minh về một danh lam, thắng cảnh hoặc một di tích ở địa phương
- Ngữ pháp tiếng anh hay nhất
I. DÀN Ý
1. Mở bài
- Chùa Một Cột là một công trình kiến trúc nổi tiếng và lâu đời của Hà Nội, một danh lam thắng cảnh góp phần tạo nên nét đặc sắc của văn hóa thủ đô.
2. Thân bài
- Vị trí của chùa Một Cột
- Tên gọi của chùa gắn liền với truyền thuyết về giấc mộng của vua Lý Thái Tông.
- Kiến trúc độc đáo của chùa:
+ Kiến trúc chùa có sự phối hợp các chất liệu đá, gỗ, men sứ...; có sự hài hòa với quang cảnh xung quanh; tạo nên quần thể kiến trúc đặc biệt.
+ Kiến trúc độc đáo thể hiện sự tài trí, khéo léo của những người thợ tài hoa và bộc lộ cả đặc điểm tâm linh tôn giáo của dân tộc.
+ Chùa được ghi danh vào sách “Kỉ lục ghi-nét Việt Nam” là “Ngôi chùa có kiến trúc độc đáo nhất Việt Nam” ngày 04/05/2006.
- Quá trình tồn tại và hiện trạng của chùa:
+ Chùa có lịch sử tồn tại lâu dài, có những lúc tưởng bị phá hủy hoàn toàn nhưng đã được phục dựng.
+ Hiện trạng hiện nay của chùa là hình ảnh chùa được phục dựng từ năm 1955.
- Giá trị văn hóa của chùa:
+ Được Bộ Văn hóa xếp hạng di tích lịch sử, kiến trúc, nghệ thuật ngày 28/04/1962.
+ Chùa nổi tiếng bởi sự linh thiêng và là biểu tượng tâm linh của người Việt.
+ Hình ảnh của chùa là biểu tượng văn hóa của thủ đô Hà Nội.
3. Kết bài:
- Nằm giữa lòng thủ đô Hà Nội; ngay trong khuôn viên khu tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh, chùa Một Cột đã trở thành điểm đến không thể thiếu của mỗi du khách cũng như trở thành biểu tượng văn hóa thiêng liêng của không chỉ thủ đô ngàn năm.
II. BÀI LÀM
Nếu trả lời cho câu hỏi: “Hãy nêu tên một công trình kiến trúc nổi tiếng có lịch sử lâu đời ở thủ đô Hà Nội”, hẳn ai ai cũng phải nhắc tên Quốc Tử Giám - trường đại học đầu tiên của nước ta; và đặc biệt là chùa Một Cột - ngôi quốc tự nổi tiếng không chỉ ở kiến trúc độc đáo. Từ rất lâu, chùa Một Cột đã là danh lam thắng cảnh góp phần tạo nên nét đặc sắc văn hóa của thủ đô ngàn năm.
Xưa, chùa Một Cột nằm trên đất thôn Thanh Bảo, huyện Quảng Đức, phía tây Hoàng thành Thăng Long thời Lý. Nay, chùa thuộc phố Chùa Một Cột, thuộc quận Ba Đình, Chùa nằm ngay bên phải lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, cũng là phía trước lối vào Bảo tàng Hồ Chí Minh. Khuôn viên chùa nguyên thủy rộng lớn hơn rất nhiều, giờ đây đã bị thu hẹp và chùa gần như lọt thỏm giữa khu tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh. Nhưng vị trí hiện tại dường như càng gia tăng vẻ linh thiêng cho ngôi cổ tự.
Chùa Một Cột là cách gọi nôm na theo hình dáng kiến trúc của nó. Một tên gọi nôm na khác của chùa nữa là chùa Mật. Chính tên Hán Việt của chùa là Nhất Trụ Tháp. Nhưng khởi thủy, chùa có tên là Diên Hựu hay là Liên Hoa Đài (đài hoa sen). Tên gọi này liên quan trực tiếp đến truyền thuyết về nguyên nhân, mục đích xây dựng chùa có từ thế kỉ XI. Tương truyền, năm 1049, vua Lý Thái Tông (1028 - 1054) nằm mơ thấy được Phật bà Quan m dắt lên tòa sen. Tỉnh dậy, vua đem chuyện kể với bầy tôi và nhiều người cho đó là điềm không lành. Nhà sư Thiền Tuệ khuyên nhà vua xây dựng chùa để cầu lấy phúc lành. Mùa đông năm đó, ngôi chùa được xây dựng theo ý tưởng của sư Thiền Tuệ: dựng cột đá, làm tòa sen như trong chiêm bao đặt trên cột, chùa sẽ có hình dáng giống như hoa sen. Chùa dựng xong, các nhà sư đi vòng quanh tụng kinh cầu Phật Tổ ban phúc lành lâu dài, nhà vua sống lâu trăm tuổi. Chính vì thế mà chùa mang tên là Diên Hựu (phúc lành dài lâu).
Không phải ngẫu nhiên mà sách “Kỉ lục ghi-nét Việt Nam” ghi danh chùa Một Cột là “Ngôi chùa có kiến trúc độc đáo nhất Việt Nam”. Hình dáng chùa Một Cột có thể nói là vô cùng đặc biệt. Phải có trí tưởng tượng bay bổng và tài năng sáng tạo khéo léo, những người thợ xây dựng Việt Nam mới dựng lên được ngôi chùa có một không hai ấy.
Trung tâm của cụm kiến trúc chùa Một Cột là ngôi chùa chính một gian gọi là Liên Hoa Đài, có hình vuông mỗi chiều dài 3m, mái cong uốn lên trời cao theo dáng hoa sen đang nở. Gian chùa chính dưới đất. Cột đá có đường kính l,2m, bao gồm hai khối, gắn với nhau rất khéo, thoạt nhìn như một khối đá liền. Cái độc đáo đầu tiên của chùa Một Cột chính là toàn bộ ngôi chùa được đặt trên cột đá như vậy, tưởng chênh vênh nhưng thực ra rất vững chãi, chắc chắn. Bởi những người thợ tài hoa đã thiết kế khung kiến trúc gỗ của ngôi chùa rất cân đối, đưa ra giải pháp giữ vững bằng hệ thống móng giằng, cột chống chèo lớn từ cột đến sàn. Ngôi chùa do vậy vừa có thể vững chắc vừa đạt hiệu quả thẩm mỹ cao ở hình dáng hoa sen, ở những đường lượn cánh sen (khung gỗ đỡ từ cột đến sàn và mái chùa), ở búp sen (chính là mái chùa cong cong vươn lên trời cao).
Vào lần xây dựng thứ hai năm 1105, vua Lý Nhân Tông cho mở rộng kiến trúc khu chùa. Sử cũ con ghi: “Mùa thu tháng 9 làm hai ngọn tháp chỏm trắng ở chùa Diên Hựu... Bấy giờ vua chữa lại chùa đẹp hơn chùa củ, đào hồ Liên Hoa Đài gọi là hồ Linh Chiểu. Ngoài hồ có hành lang chạm vẽ chung quanh, ngoài hành lang lại đào hồ Bích Trì. Bắc cầu đá cong cầu vồng để đi lại. Trước sân chùa lại xây Bảo Tháp. Trước khi vào chùa lại có một phương đình bằng đá xanh cao 8 trượng (khoảng 26m) trước cổng chùa”. Như vậy, quần thể kiến trúc chùa Diên Hựu giờ đây trở nên rất bề thế, có sự phối hợp hài hòa với quang cảnh hồ nước, cây cỏ, cầu đá xung quanh, tạo một vẻ cổ kính mà thanh cao. Đài sen vươn lên từ giữa hồ nước là hình ảnh biểu tượng cho sự thanh tao thoát tục của tâm thức Phật giáo. Có lẽ vì thế, các bậc thiền sư thời Lý đã tìm thấy nơi đây không khí như của chốn Phật đài.
Trải gần ngàn năm, chùa Một Cột đã kinh qua biết bao biến thiên lịch sử, được trùng tu nhiều lần vào các triều đại vua chúa phong kiến và có những lúc tưởng đã bị phá hủy hoàn toàn. Đó là vào những năm kháng chiến chống Pháp, thực dân Pháp trước khi rút khỏi Hà Nội từng cho nổ mìn phá sập chùa. Ngôi chùa ngày nay được phục dựng từ năm 1955, do kiến trúc sư Nguyễn Bá Lăng chỉ đạo thi công. Chùa vẫn giữ được hình dáng bông sen cao quý vươn lên giữa hồ nước, vẫn sơn màu đỏ son, trong vẫn đặt tượng Phật Quan Am sơn son thếp vàng để thờ, song quy mô nhỏ hẹp hơn rất nhiều. Bảo tháp, phương đình không còn, thay thế vào đó là một ngôi chùa có cổng tam quan cũng ghi tên “Diên Hựu tự”, là ngôi chùa được xây dựng phụ vào với chùa Một Cột, xây vào khoảng thế kỉ XVIII. Ngoài ra, trong vườn chùa hiện nay có một cây bồ đề xanh um có xuất xứ từ đất Phật (Ấn Độ), do tổng thống n Độ Rajaendra Prasad tặng Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân dịp người đến thăm đất nước này năm 1958.
Tuy đã thu hẹp về quy mô, nhưng chùa Một Cột vẫn mang giá trị văn hóa độc đáo, là nơi chốn linh thiêng cho bao con dân người Việt đi về. Thủa mới xây dựng, ngày Phật đản (Phật sinh - ngày 8 - 04 m lịch) hằng năm, chùa luôn luôn được nhà vua tới lập đàn cúng tế. Các nhà sư và đông đảo nhân dân trong thành Thăng Long cũng nô nức tới dự hội. Sau lễ cúng bao giờ cũng là lễ phóng sinh. Vua đứng trên lan can chùa để thả lên trời cao các chim phóng sinh để nhân dân cùng hồ hởi làm theo. Tất cả tạo nên không khí trang trọng mà vui tươi cho ngày hội. Giờ đây, mỗi ngày rằm, mùng một, nhân dân thủ đô và khách thập phương vẫn tấp nập tới chùa cầu an lành phúc lộc. Hàng ngày, du khách đến khu tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng không quên ghé vào chùa Một Cột, thưởng thức cảnh quan độc đáo nơi ngôi chùa này. Chùa Một Cột đã được bộ Văn hóa xếp hạng di tích lịch sử, kiến trúc, nghệ thuật ngày 28 - 04 - 1962. Hình ảnh chùa đã trở thành biểu tượng cho văn hóa thủ đô, xuất hiện ngay cả ở mặt sau đồng tiền kim loại 5000 đồng của Việt Nam.
Nằm giữa lòng thủ đô Hà Nội, ngay trong khuôn viên khu tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh, chùa Một Cột đã trở thành điểm đến không thể thiếu của mỗi du khách cũng như trở thành biểu tượng văn hóa thiêng liêng của không chỉ thủ đô ngàn năm. Ngôi chùa luôn được giữ gìn để mãi còn đó như là minh chứng cho tài trí thông minh khéo léo và tâm hồn thanh tao của nhân dân Việt Nam ta.
- Bài 1 sgk ngữ văn 8
- Bài 2 sgk ngữ văn 8
- Bài 3 sgk ngữ văn 8
- Bài 4 sgk ngữ văn 8
- Bài 5 sgk ngữ văn 8
- Bài 6 sgk ngữ văn 8
- Bài 7 sgk ngữ văn 8
- Bài 8 sgk ngữ văn 8
- Bài 9 sgk ngữ văn 8
- Bài 10 sgk ngữ văn 8
- Bài 11 sgk ngữ văn 8
- Bài 12 sgk ngữ văn 8
- Bài 13 sgk ngữ văn 8
- Bài 14 sgk ngữ văn 8
- Bài 15 sgk ngữ văn 8
- Bài 16 sgk ngữ văn 8
- Bài 17 sgk ngữ văn 8
- Bài 18 sgk ngữ văn 8
- Bài 19 sgk ngữ văn 8
- Bài 20 sgk ngữ văn 8
- Bài 21 sgk ngữ văn 8
- Bài 22 sgk ngữ văn 8
- Bài 23 sgk ngữ văn 8
- Bài 24 sgk ngữ văn 8
- Bài 25 sgk ngữ văn 8
- Bài 26 sgk ngữ văn 8
- Bài 27 sgk ngữ văn 8
- Bài 28 sgk ngữ văn 8
- Bài 29 sgk ngữ văn 8
- Bài 30 sgk ngữ văn 8
- Bài 31 sgk ngữ văn 8
- Bài 32 sgk ngữ văn 8
- Bài 33 sgk ngữ văn 8
- Bài 34 sgk ngữ văn 8
- Một số tác giả, tác phẩm văn học tham khảo