Chiếu dời đô trang 48 SGK Ngữ Văn 8

Đây là đoạn văn có tính chất nêu tiền đề, làm chỗ dựa cho lý lẽ ở những phần tiếp theo.

1. Đây là đoạn văn có tính chất nêu tiền đề, làm chỗ dựa cho lý lẽ ở những phần tiếp theo. Trong đoạn này, tác giả viện dẫn sử sách nói về việc dời đô của các vua thời xưa bên Trung Quốc.

-  Thời nhà Thương năm lần dời đô, nhà Chu ba lần dời đô nhằm mục đích mưu toan nghiệp lớn, xây dựng vương triều phồn thịnh, tính kế lâu dài cho các thế hệ sau. Việc dời đô vừa thuận theo mệnh trời (tức phù hợp với quy luật khách quan) vừa thuận theo ý dân (phù hợp với nguyện vọng của nhân dân).

-  Kết quả của việc dời đô là làm cho đất nước vững bền, phát triển thịnh vượng.

-  Lý Thái Tố dẫn số liệu cụ thể về các lần dời đô cua hai triều Thương, Chu đế chuẩn bị cho lý lẽ ở phần sau: Trong lịch sử đã từng có chuyện dời đô và đã từng đem lại những kết quả tốt đẹp. Việc Lý Thái Tố dời đô không có gì là khác thường, trái với quy luật.

(2)  Soi sử sách vào tình hình thực tế, nhận xét có tính chất phê phán hai triều Đinh, Lê cứ đóng yên đô thành ở vùng núi Hoa Lư. Theo tác giả, việc không dời đô sẽ phạm những sai lầm: không theo mệnh trời (không phù hợp với quy luật khách quan), không biết học theo cái đúng của người xưa và hậu quả là triều đại thì ngắn ngủi nhân dân thì khố cực, vạn vật không thích nghi, không thể phát triển thịnh vượng trong một vùng đất chật trội.

Thực ra việc hai triều Đinh, Lê vẫn cứ phải đóng đô ở Hoa Lư chứng tỏ thế và lực của hai triều đại ấy chưa đủ mạnh đế ra nơi đồng bằng, đất phẳng, nơi trung tâm của đất nước mà vẫn còn phải dựa vào địa thế núi rừng hiểm trở. Đến thời Lý, trong đà phát triển đi lên của đất nước thì việc đóng đô ở Hoa Lư là không còn phù hợp nữa

(3)  Theo tác giả, địa thế thành Đại La có nhiều lợi thế thuận lợi để có thể chọn làm nơi đóng đô:

-  Về vị trí địa lý: Ở nơi trung tâm đất trời, mở ra bốn phương Nam Bắc Đông Tây. Có núi lại có sông: đất rộng mà bằng phẳng, cao mà thoáng, tránh được nạn lụt lội, chật trội.

-   Về vị thế chính trị văn hóa: là đầu mối giao lưu “chốn tụ hội của bốn phương trời", là mảnh đất hưng thịnh “muôn vật cũng rất mực phong phú tốt tươi".

Về tất cả các mặt thành Đại La có đủ mọi điều kiện để trở thành kinh đô của đất nước.

4. "Chiếu dời đô” là một bài văn nghị luận giàu sức thuyêt phục bởi có sự kết hợp giữa lý và tình.

aTrình tự lập luận cho việc cần thiết phải dời đô:

-      Nêu sử sách làm tiền đề, làm chỗ dựa cho lý lẽ.

-      Soi sáng tiền đề vào thực tế hai triều đại Đinh, Lê đế chỉ rõ thực tế ấy không còn thích hợp với sự phát triển của đất nước, cần thiết phải đời đô.

-      Đi tới kết luận: Khẳng định thành Đại La là nơi tốt nhất để chọn làm kinh đô.

-      Kết cấu 3 đoạn nói trên là rất tiêu biểu cho kết cấu của văn nghị luận, trình tự lập luận nói trên là rất chặt chẽ.

b. Đây là lời ban bố mệnh lệnh nhưng lại có những đoạn bày tỏ nỗi lòng, có những lời như đối thoại, trao đổi. Ví như “Trẫm rất đau xót về việc đó đặc biệt là hai câu cuối bài chiếu tạo tính chất đối thọai và trao đổi chứ không phải là tính chất đơn thoại, một chiều của người trên ban bố cho kẻ dưới. Và vì thế, lời văn tạo nên sự đồng cảm sâu sắc giữa mệnh lệnh của vua với thần dân, ai ai cũng xúc động.

(5) Dời đô từ vùng núi Hoa Lư ra vùng đồng bằng đất rộng chứng tỏ triều đình nhà Lý đủ sức chấm dứt nạn phong kiến cát cứ, thế và lực của dân tộc Đại Việt đủ sức sánh ngang hàng phương Bắc. Định đô ở Thăng Long là thực hiện nguyện vọng của nhân dân thu giang sơn về một mối, nguyện vọng xây dựng đất nước độc lập, tự cường.

Luyện tập: (xem câu trả lời 4)

dayhoctot.com

Các bài học liên quan
Soạn bài Hịch tướng sĩ
Hịch tướng sĩ trang 55 SGK Ngữ Văn 8

Bài học nổi bật nhất

Đề thi lớp 8 mới cập nhật