Soạn bài Con hổ có nghĩa trang 141 SGK Ngữ Văn 6
Câu 4: Truyện Con hổ có nghĩa đề cao, khuyến khích điều gì cần có trong cuộc sống con người?
Câu 1: Văn bản Con hổ có nghĩa thuộc thể văn gì? Có mấy đoạn? Mỗi đoạn nói gì?
Trả lời:
Văn bản Con hổ có nghĩa thuộc loại truyện trung đại.
* Có thể chia truyện thành hai đoạn:
- Đoạn 1: từ đầu đến "... bà mới sống qua được" -> Truyện con hổ và bà đỡ họ Trần ở huyện Đông Triều.
- Đoạn 2: còn lại -> Truyện con hổ và bác tiều Mỗ ở Lạng Sơn.
Câu 2: Với văn bản này, biện pháp nghệ thuật cơ bản, bao trùm được sử dụng là biện pháp gì? Tại sao lại dựng lên truyện "Con hổ có nghĩa" mà không phải "con người có nghĩa"?
Trả lời:
* Trong văn bản này, biện pháp nghệ thuật cơ bản, bao trùm được sử dụng là biện pháp nhân hoá, làm cho hình tượng con hổ trở nên như một con người, không chỉ biết đền ơn đáp nghĩa với người làm ơn cho mình mà còn mang nhiều tính người đáng quý: hết lòng với hổ cái trong lúc sinh đẻ, vui mừng khi có con...
* Nếu người viết dùng con người để nói về cái nghĩa thì chắc chắn ý nghĩa giáo dục của truyện sẽ giảm đi phần sâu sắc. Hổ là một con vật nổi tiếng hung dữ, tàn bạo nhưng nó vẫn có nghĩa thì huống hồ gì con người?
Câu 3: Chuyện gì đã xảy ra giữa bà đỡ họ Trần và con hổ thứ nhất và giữa bác tiều với con hổ thứ hai? Trong mỗi chuyện, chi tiết nào em cho là thú vị? Chuyện con hổ với bác tiều so với chuyện con hổ với bà đỡ họ Trần có thêm ý nghĩa gì?
Trả lời:
* Con hổ thứ nhất với bà đỡ họ Trần:
- Hổ xông đến cõng bà đỡ Trần đến đỡ đẻ cho hổ cái và sau khi được bà đỡ Trần giúp đỡ, đã đền ơn bằng cách tặng bà một cục bạc để bà sống qua năm mất mùa đói kém.
* Con hổ thứ hai với bác tiều:
- Hổ bị hóc xương được bác tiều móc xương cứu sông. Hổ đền ơn đáp nghĩa bác tiều. Bác tiều qua đời, hổ còn đến bên quan tài tỏ lòng thương xót và sau đó, mỗi dịp giỗ bác tiều, hổ lại đem dê hoặc lợn đến tế.
* Trong mỗi truyện, các chi tiết kể chuyện hổ đền ơn con người đều thú vị đốì với người đọc.
* Việc trả nghĩa của con hổ sau có sự nâng cấp so với con hổ trước. Hổ trước đền ơn một lần là xong; hổ sau đền ơn mãi mãi, lúc ân nhân còn sống và cả lúc ân nhân đã chết.
Câu 4: Truyện Con hổ có nghĩa đề cao, khuyến khích điều gì cần có trong cuộc sống con người?
Trả lời:
Truyện Con hổ có nghĩa đề cao, khuyến khích ân nghĩa trong đạo làm người.
- Các thể loại văn tham khảo lớp 6
- Bài 1 sgk ngữ văn 6
- Bài 2 sgk ngữ văn 6
- Bài 3 sgk ngữ văn 6
- Bài 4 sgk ngữ văn 6
- Bài 5 sgk ngữ văn 6
- Bài 6 sgk ngữ văn 6
- Bài 7 sgk ngữ văn 6
- Bài 8 sgk ngữ văn 6
- Bài 9 sgk ngữ văn 6
- Bài 10 sgk ngữ văn 6
- Bài 11 sgk ngữ văn 6
- Bài 12 sgk ngữ văn 6
- Bài 13 sgk ngữ văn 6
- Bài 14 sgk ngữ văn 6
- Bài 15 sgk ngữ văn 6
- Bài 16 sgk ngữ văn 6
- Bài 17 sgk ngữ văn 6
- Bài 18 sgk ngữ văn 6
- Bài 19 sgk ngữ văn 6
- Bài 20 sgk ngữ văn 6
- Bài 21 sgk ngữ văn 6
- Bài 22 sgk ngữ văn 6
- Bài 23 sgk ngữ văn 6
- Bài 24 sgk ngữ văn 6
- Bài 25 sgk ngữ văn 6
- Bài 26 sgk ngữ văn 6
- Bài 27 sgk ngữ văn 6
- Bài 28 sgk ngữ văn 6
- Bài 29 sgk ngữ văn 6
- Bài 30 sgk ngữ văn 6
- Bài 31 sgk ngữ văn 6
- Bài 32 sgk ngữ văn 6