Lý thuyết Saccarozơ, tinh bột và xenlulozơ

1. Saccarozơ - Là một đissaccarit được cấu tạo từ một gốc glucozơ và một gốc fructozơ ...

1. Saccarozơ, C11H22O11

- Là một đissaccarit được cấu tạo từ một gốc glucozơ và một gốc fructozơ liên kết với nhau qua nguyên tử oxi, phân tử không chứa nhóm CHO.

- Là chất kết tinh, không màu, không mùi, có vị ngọt, tnc = 185 oC, tan tốt trong nước.

- Tính chất hóa học: tính chất của ancol đa chức; phản ứng thủy phân.

- Được sản xuất từ cây mía, củ cải đường hoặc hoa thốt nốt.

- Là thực phẩm quan trọng của con người, là nguyên liệu trong công nghiệp thực phẩm, công nghiệp.

2. Tinh bột, (C6H10O5)n

- Thuộc loại polisaccarit, gồm nhiều mắt xích – glucozơ liên kết với nhau tạo thành 2 dạng (amilopenctin có cấu trúc mạch phân nhánh và amilozơ mạch không phân nhánh).

- Là chất rắn, ở dạng bột vô định hình, màu trắng không tan trong nước lạnh, tan trong nước nóng tạo thành hồ tinh bột.

- Tính chất hóa học: phản ứng thủy phân; phản ứng màu với iot.

- Là chất dinh dưỡng cơ bản của con người và một số động vật, được dùng để sản xuất bánh kẹo và hồ dán.

3. Xenlulozơ, (C6H10O5)n

- Thuộc loại polisccarit, gồm nhiều mắt xích β – glucoz ơ liên kết với nhau tạo thành mạch kéo dài không phân nhánh, có phân tử khối rất lớn; mỗi gốc C6H10O5 có 3 nhóm OH.

- Tính chất hóa học: phản ứng thủy phân; phản ứng với axit nitric.

- Được dùng làm sợi dệt vải, trong xây dựng, giấy. dùng làm nguyên liệu để sản xuất tơ nhân tạo, thuốc sungd không khói, phim ảnh.

Các bài học liên quan
Lý thuyết hợp kim

Bài học nổi bật nhất

Đề thi lớp 12 mới cập nhật