Lý thuyết Cấu tạo và tính chất của Cacbohiđrat
Cấu tạo...
1. Cấu tạo
- Glucozơ ở dạng mạch hở là monoanđehit và poliancol: CH2OH[CHOH]4CHO
- Fuctozơ ở dạng mạch hở là monoxeton và poliancol, có thể chuyển hóa thành glucozơ trong môi trường baz ơ:
CH2OH[CHOH3]CÔCH2OH CH2OH[ơCHOH]4CHO
- Saccarozơ: phân tử không có nhóm CHO, có chức poloancol: (C6H11O5)2O.
- Tinh bột: các mắt xích liên kết với nhau thành mạch xoắn lò xo, phân tử không có nhóm CHO.
- Xenlulozơ: các mắt xích liên kết với nhau thành mạch kéo dài, phân tử không có nhóm CHO, mỗi mắt xích có 3 nhóm OH tự do: [C6H7O2(OH)3]n
2. Tính chất hóa học
- Glucozơ có phản ứng của chức CHO:
C5H11O5CH=O + 2AgNO3 + 3NH3 + H2O → C5H11O5COONH4 + 2Ag ↓ + 2NH4NO3.
- Fructozơ cũng có phản ứng tráng bạc trong môi trường kiềm.
- Glucozơ, fructozơ, saccarozơ và xenlulozơ có phản ứng của chức poliancol:
+Glucozơ, fructozơ, saccarozơ phản ứng với Cu(OH)2 tạo dung dịch màu xanh lam.
+Xenluloz ơ tác dụng với axit nitric đậm đặc cho xenluloz ơ trinitrat:
[(C6H7O2(OH)3]n + 3nHNO3(đặc) \(\overset{H_{2}SO_{4},t^{o}}{\rightarrow }\) [(C6H7O2(ONO2)3]n + 3nH2O
- Saccarozơ, tinh bột và xenluloz ơ có phản ứng thủy phân nhờ xúc tác axit hay enzim thích hợp.
- Glucozơ có phản ứng lên men rượu.
- Chương 1. este - lipit
- Chương 2. cacbohidrat
- Chương 3. amin, amino axit và protein
- Chương 4. polime và vật liệu polime
- Chương 5: đại cương về kim loại
- Chương 6. kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ, nhôm
- Chương 7. sắt và một số kim loại quan trọng
- Chương 8. phân biệt một số chất vô cơ
- Chương 9. hóa học và vấn đề phát triển kinh tế, xã hội, môi trường