Đề KSCL đầu năm lớp 9 năm 2015 môn văn (trường THCS Thọ Nghiệp)

DayHocTot.com xin gửi tới các em học sinh “Đề KSCL đầu năm lớp 9 năm 2015 môn văn (trường THCS Thọ Nghiệp)”. Hy vọng nó sẽ giúp các em học và làm bài tốt hơn.

Gửi tới các bạn Đề KSCL đầu năm học lớp 9 năm 2015 môn văn (trường THCS Thọ Nghiệp – Xuân Trường – Nam Định)

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (2 điểm)

     Trong 8 câu sau mỗi câu có 4 phương án trả lời A, B, C, D; trong đó chỉ có 1 phương án đúng. Hãy chọn phương án đúng để viết vào tờ giấy làm bài.

1 : Trong các từ sau, từ nào không  phải là từ tượng hình ?

A. chót vót                    
C.non nước

B.khúc khủy              
D.tầm tã

2 : Trong các từ sau, từ nào là từ tượng thanh?

A. cheo leo                       
B.sừng sững

C.róc rách                        
D.chang chang

3: Câu văn: “Nếu như ở nam Hải Vân nắng chang chang thì ở bắc Hải Vân trời lại rét và mưa tầm tã.” là câu gì?

A. Câu đơn                
B.Câu bị động

C.Câu chủ động        
D.Câu ghép

4: Trong ác từ: lạnh lạnh, nhấp nhô, mệt mỏi, đèm đẹp; có mấy từ láy?

A. Một từ                
B.Hai Từ

C.ba từ                  
D.bốn từ

5: Cho biết trong các cặp từ sau đây, cặp từ nào có quan hệ trái nghĩa?

A. Ông / bà                 
B.Chó / mèo

C.Giàu / khổ              
D.Rộng / hẹp

6: Trong những câu sau, từ “chạy” nào được dùng với nghĩa gốc?

A. Nam chạy thi 100m          
B.Đồng hồ chay nhanh 10 phút

C.Chạy ăn từng bữa            
D.Con đường chạy qua núi

7: Từ nào sau đây không phải là từ Hán Việt?

A. Phi cơ                      
B.Đè nén

C.Kháng chiến            
D.Lầm than

8: Câu thơ: “Hồn ở đâu bây giờ ?” (Vũ Đình Liên – Ông Đồ) thuộc kiểu câu nào?

A. Câu cầu khiến.              
B.Câu cảm thán

C.Câu trần thuật              
D.Câu nghi vấn

PHẦN TỰ LUẬN (8 điểm)

1 (3.0 điểm): Đọc đoạn trích và trả lời các câu hỏi sau:

  ” Như nước Đại Việt ta từ trước,

Vốn xưng nền văn hiến đã lâu,

Núi sông bờ cõi đã chia,

Phong tục Bắc, Nam cũng khác.

Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời gây nền độc lập,

Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương,

Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau,

Song hào kiệt đời nào cũng có”…

a. Phần trích trên được trích trong văn bản nào? Thuộc tác phẩm nào? Do ai sáng tác?

b. Tại sao nói đoạn văn bản trên có ý nghĩa như bản tuyên ngôn độc lập?

2 (5.0 điểm)   Cảm nhận của em về  đoạn thơ sau:

Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới

Nước bao vây cách biển nửa ngày sông

Khi trời trong gió nhẹ sớm mai hồng

Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá

 

Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã

Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang

Cánh buồm gương to như mảnh hồn làng

Rướn thân trắng bao la thâu góp gió.

( Tế Hanh – Quê Hương )


ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM

BÀI KIỂM TRA KHẢO SÁT ĐẦU NĂM LỚP 9

MÔN: NGỮ VĂN

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM 

Câu 1 2 3 4 5 6 7 8
Đáp án D C D C D A B D

– Mỗi câu đúng 0.25 điểm

– Sai hoặc chọn hai đáp án không cho điểm.

PHẦN TỰ LUẬN

1:

a. Nêu được tên văn bản: Nước Đại Việt ta (0,5đ); Nêu được tác phẩm: Bình Ngô đại cáo (0,5đ); Nêu được tác giả: Nguyễn Trãi (0,5đ).

– Mức tối đa(1,5đ):  Nêu đúng, đủ yêu cầu đề bài.

– Mức chưa đạt: Làm không đúng hoặc không làm bài.

b. Đoạn văn bản đã khẳng định nước ta là nước có nền văn hiến lâu đời, có lãnh thổ riêng, phong tục riêng, có chủ quyền, có truyền thống lịch sử. (1.0đ)

– Kẻ xâm lược là phản nhân nghĩa, nhất định thất bại.(0,5đ)

2:

  1. MB:: 0.5đ

– Giới thiệu về nhà thơ Tế Hanh

– Hoàn cảnh sáng tác của bài thơ, xuất xứ và nội dung của đoạn thơ: Đoạn thơ là cảnh đoàn thuyền ra khơi được miêu tả bằng những từ ngữ hình ảnh đẹp, vừa là nỗi nhớ quê hương da diết của nhà thơ.

  1. TB:: 4.0đ

– Mở đầu bài thơ, bằng lời kể mộc mạc, tự nhiên, Tế Hanh giới thiệu:

Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới

Nước bao vây cách biển nửa ngày sông

– Quê hương nhà thờ là một cù lao nổi giữa bốn bề sông nước. Dân làng sống bằng nghề chài lưới, cuộc đời gắn chặt với biển cả mênh mông. Làng nghèo giống như bao làng biển khác nhưng khi,đi xa, nhà thơ thương nhớ đến quặn lòng.

Khi trời trong gió nhẹ sớm mai hồng

Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá

– Đoàn thuyền nối đuôi nhau rời bến lúc bình minh. Cảnh sắc thiên nhiên tuyệt đẹp. Bầu trời cao lồng lộng đồng điệu với lòng người phơi phới. Hình ảnh các chàng trai xứ biển vạm vỡ và con thuyền băng băng lướt sóng đã in đậm trong tâm tưởng nhà thơ:

Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã

Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang

– Hình ảnh so sánh đẹp đẽ và một loạt tính từ, động từ chọn lọc: hăng, phăng, mạnh mẽ, vượt… đã diễn tả đầy ấn tượng khí thế của những con thuyền nối nhau ra khơi, toát lên sức sống khỏe khoắn và một vẻ đẹp hào hùng.

– Trong hai câu tiếp theo, tác giả miêu tả cánh buồm bằng sự so sánh độc đáo, bất ngờ và lãng mạn:

Cánh buồm gương to như mảnh hồn làng

Rướn thân trắng bao la thâu góp gió.

– Hình ảnh cánh buồm giản dị, quen thuộc hằng ngày bỗng trở nên lớn lao, thiêng liêng và thơ mộng. Nhà thơ cảm thấy đó chính là biểu tượng của hồn làng nên dồn hết tình yêu thương vào ngòi bút để vừa vẽ ra cái hình, vừa thể hiện cái hồn của cánh buồm. So sánh không đơn thuần là làm cho sự vật được miêu tả cụ thể hơn mà đem lại cho nó một vẻ đẹp bay bổng chứa đựng ý nghĩa lớn lao. Liệu có hình ảnh nào diễn tả chính xác cái hồn của làng chài bằng hình ảnh cánh buồm trắng căng phồng ngọn gió biển khơi?

– Đem so sánh cánh buồm là vật hữu hình với hồn làng một khái niệm vô hình thì quả là sáng tạo nghệ thuật độc đáo của nhà thơ. Con thuyền ra khơi mang theo những nỗi lo toan cùng niềm tin yêu, hi vọng của bao người. Nhiệt tình và sức sống của con người truyền sang cả vật vô tri khiến cho con thuyền dường như cũng có tâm hồn riêng, sức sống riêng. Nhịp thơ khỏe khoắn, tươi vui thể hiện khí thế sôi nổi và niềm khao khát hạnh phúc ấm no của người dân làng biển. Sáu câu thơ miêu tả đoàn thuyền ra khơi đánh cá vừa là bức tranh phong cảnh thiên nhiên tươi sáng, vừa là bức tranh lao động đầy hứng khởi.

* Đánh giá khái quát:

– Nội dung:
+ Vẻ đẹp tươi sáng, khỏe khoắn của cảnh và người lao động trong cuộc sống làng chài
+ Tình yêu quê hương trong sáng, đằm thắm, niềm tự hào, gắn bó với quê hương của nhà thơ Tế Hanh
– Nghệ thuật:
+ Giọng thơ mộc mạc, giản dị, ngôn ngữ giàu giá trị biểu cảm
+ Hình ảnh so sánh giàu hình ảnh, phép nhân hóa, các động từ mạnh có giá trị biểu cảm cao
+ Sử dụng phương thức biểu đạt tự sự đan xen miêu tả và biểu cảm

  1. KB:: 0.5đ

Giá trị, ý nghĩa của đoạn thơ, bài học hành động…

TRƯỜNG THCS THỌ NGHIỆP
Xã Thọ Nghiệp – Xuân Tr­ường – Nam Định
Điện thoại:03503.886.382        Email: thcsthonghiep@gmail.com

Các đề thi và bài kiểm tra lớp 9 khác

Bài học nổi bật nhất

Top 10 trường học nổi bật

Đề thi lớp 9 mới cập nhật