Đề kiểm tra 1 tiết môn Văn lớp 9 mới nhất năm học 2016 – 2017
Gửi các em học sinh Đề kiểm tra 1 tiết môn Văn lớp 9 mới nhất năm học 2016 – 2017. DayHocTot.com hy vọng nó sẽ giúp các em học và làm bài tốt hơn.
- Đề thi, bài kiểm tra liên quan:
- Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) giữa kì 2 môn Văn 9: Con cò, Mùa xuân nho nhỏ, Sang Thu, Viếng lăng Bác
- Đề Kiểm tra 1 tiết phần thơ môn Văn lớp 9 (Ma trận đề thi)
- Ngữ pháp tiếng anh đầy đủ nhất
Thầy cô và các em tham khảo Đề kiểm tra 1 tiết Ngữ Văn lớp 9 năm học 2016 – 2017: Từ ngữ có sự biến đổi và phát triển nghĩa như thế nào?
Đề kiểm tra 1 tiết môn Văn lớp 9
Thời gian làm bài 45 phút
Phần I: Trắc nghiệm khách quan (3 điểm )
Hãy khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng từ câu 1 đến câu 7:
1. Thành ngữ “Ông nói gà bà nói vịt” liên quan đến phương châm hội thoại nào?
A. Phương châm về lượng
C.Phương châm về chất
B.Phương châm về quan hệ
D.Phương châm cách thức
2. Thành ngữ nào dưới đây không liên quan đến phương châm hội thoại về chất?
A. Ăn ốc nói mò
C.Nói nhăng nói cuội
B.Ăn không nói có
D.Lúng búng như ngậm hột thị
3. Lời dẫn trực tiếp là:
A. Nhắc lại nguyên văn lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật
B.Thuật lại lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật, có điều chỉnh cho thích hợp.
C.Lời dẫn trực tiếp không cần đặt trong dấu ngoặc kép.
D.Cả ba đáp án trên đều đúng.
4. Việc mượn từ trong Tiếng Việt là để:
A. Phát triển từ ngữ Tiếng Việt
B. Biết ngôn ngữ nước ngoài
C. Người Việt Nam đi du lịch
D.Người Việt Nam hiểu văn hoá nước ngoài
5. Lời giải thích nào sau đây là đúng về nghĩa của từ “đoạt “?
A. Thu được kết quả tốt
B.Chiếm được phần thắng
C.Chiếm được vật chất
D.Giành được thành tích cao
6.Từ ngữ nào dưới đây không phải là thuật ngữ của môn Tiếng Việt?
A. ẩn dụ
C.ẩn hiện
B.Chủ ngữ
D.Cảm thán
7. Mỗi chúng ta cần làm gì để tăng vốn từ?
A. Quan sát lắng nghe lời nói hằng ngày của những người xung quanh.
B. Nghe, học tập trên các phương tiện thông tin đại chúng.
C.Đọc sách, báo, các tác phẩm văn học mẫu mực, ghi chép từ ngữ mới.
D.Cả ba phương án trên
8. Hãy chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống để hoàn thành nội dung câu sau:
Biết lựa chọn từ ngữ phù hợp để xưng hô là thể hiện ……………………………………………và hiểu biết của người giao tiếp
9. Hãy nối nội dung ở cột A với nội dung ở cột B sao cho đúng
A | Gạch nối | B |
1. Nói có căn cứ, chắc chắn | a. Nói dối | |
2. Nói một cách hú họa không có căn cứ | b. Nói nhăng, nói cuội | |
3. Nói nhảm nhí, vu vơ | c. Nói mò | |
4. Nói sai sự thật một cách cố ý
nhằm che giấu điều gì đó |
d. Nói có sách, mách
có chứng |
|
e. Nói trạng |
Phần II: Trắc nghiệm tự luận (7 điểm )
1. Cần vận dụng các phương châm hội thoại như thế nào cho phù hợp ? Việc không tuân thủ các phương châm hội thoại bắt nguồn từ những nguyên nhân nào ?
2. Từ ngữ có sự biến đổi và phát triển nghĩa như thế nào?
3. Đọc hai câu thơ sau và trả lời câu hỏi.
” Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ”.
( Viễn Phương – Viếng lăng Bác )
Từ mặt trời trong câu thơ thứ hai được sử dụng theo phép tu từ từ vựng nào ? Cói thể coi đây là hiện tượng một nghĩa gốc của từ phát triển thành nhiều nghĩa được không ? Vì sao?