Tham khảo đề thi học kì 1 lớp 6 môn Văn – Phòng GD&ĐT Nghĩa Hưng Nam Định năm 2016
Gửi các em học sinh Tham khảo đề thi học kì 1 lớp 6 môn Văn – Phòng GD&ĐT Nghĩa Hưng Nam Định năm 2016. DayHocTot.com hy vọng nó sẽ giúp các em học và làm bài tốt hơn.
- Đề thi, bài kiểm tra liên quan:
- Đề học kì 1 lớp 6 môn Văn – Phòng GD&ĐT Vĩnh Tường năm 2016 có đáp án
- Đáp án và đề thi học kì 1 môn Văn lớp 6 trường THCS Trần Quốc Toản mới nhất 2016
- Đề thi giữa học kì 1 lớp 6 môn Văn – Nam Trực có đáp án chi tiết 2016
- Ngữ pháp tiếng anh đầy đủ nhất
Đề thi học kì 1 lớp 6 môn Văn của Phòng GD&ĐT Nghĩa Hưng – Nam Định năm học 2016 -2017 được tổ chức ngày 14-12-2016: Hãy kể về một tấm gương học tập tốt mà em biết?
PHẦN I. Trắc nghiệm khách quan (2.0 điểm)
Hãy chọn phương án đúng và viết chữ cái đứng trước phương án đó vào bài làm.
1. Trong các truyện dân gian sau, truyện dân gian nào là truyện truyền thuyết?
A. Ếch ngồi đáy giếng
B.Thánh Gióng
C.Em bé thông minh
D.Thầy bói xem voi
2. Trong các từ sau, từ nào là từ ghép?
A. Mặt mũi
B.Vuông vức
C.Đẹp đẽ
D.Xinh xắn
3. Văn bản ” Thạch Sanh” được viết theo phương thức biểu đạt chính nào?
A. Miêu tả
B.Biểu Cảm
C.Tự Sự
D.Nghị Luận
4. Truyện “Em bé thông minh” được kể theo ngôi thứ mấy?
A. Ngôi thứ nhất
B.Ngôi thứ hai
C.Ngôi thứ ba
D.Ngôi thứ nhất số nhiều
5. Truyện cổ dân gian nào nói lên quan niệm và niềm tin của nhân dân về thiện, ác ở đời:” Ở hiền gặp lành”, “ác giả ác báo”?
A. Truyền thuyết
B.Truyện cười
C.Truyện ngụ ngôn
D.Truyện cổ tích
6. Trong các từ sau đây, từ nào là từ mượn?
A. Nhà cửa
B.Cuồn cuộn
C.Lềnh bềnh
D.Thủy tinh
7. Đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất dùng đặt câu gọi là gì?
A. Tiếng
B.Từ
C.Ngữ
D.Cụm từ
8. Văn bản tự sự có mục đích giao tiếp là gì?
A. Trình bày diễn biến sự việc
B.tái hiện trạng thái sự vật con người
C.Bày tỏ tình cảm, cảm xúc
D.Nêu ý kiến đánh giá về sự việc
PHẦN II. Tự Luận ( 8 điểm)
1. (3,5 điểm)
Đọc kỹ đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
“Thủy tinh đến sau, không lấy được vợ, đùng đùng nổi giận, đem quân đuổi theo đòi cưới Mị Nương. Thần hô mưa, gọi gió làm thành giông bão, rung chuyển cả đất trời, dâng nước sông lên cuồn cuộn đánh Sơn Tinh. Nước ngập ruộng đồng, nước ngập nhà cửa, nước dâng lên lưng đồi, sườn núi, thành Phong Châu như nổi lềnh bềnh trên một biển nước. “
(Ngữ Văn 6 tập 1)
a. Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? văn bản đó thuộc loại truyện dân gian nào mà em từng học? hãy kể tên một văn bản cùng thể loại đó?
b. Xác định các động từ trong câu văn sau: ” Thần hô mưa, gọi gió, làm thành giông bão, rung chuyển cả đất trời, dâng nước sông lên cuồn cuộn đánh Sơn Tinh“
c. Nêu khái quát nội dung của đoạn văn trên?
2. (4,5 điểm)
Hãy kể về một tấm gương học tập tốt mà em biết?
Đáp án đề thi ngữ văn lớp 6
Phần II. Tự luận
1.
a. Đoạn văn trên được trích trong văn bản ” Sơn Tinh – Thủy Tinh”.
– Văn bản thuộc loại truyện truyền thuyết
– Những văn bản cùng thể loại: ” Thánh gióng, Con rồng cháu tiên, Sọ dừa, Thạch sanh…v..v”
b. các động từ là: “hô” “gọi” “làm” “rung” “dâng”
c. Đoạn văn trên nói về sự việc Thủy Tinh đến muộn không lấy được Mị nương, nên đã nổi giận và gây ra cuộc chiến với Sơn Tinh, khiến rung chuyển đất trời..v.v.v.v”
2.
Bài làm
Ở năm học lớp 5, em có một người bạn thân. Bạn đó tên Tuấn. Bạn là một học sinh giỏi, là một tấm gương tốt trong học tập và hay giúp đỡ bạn bè.
Tuấn là người mà cô và các bạn trông cậy nhất. Trong lớp, môn học nào Tuấn cũng phát biểu và đóng góp ý kiến nhiều nhất. Bài làm của bạn ấy lúc nào cũng 9 với 10 điểm. Bài nào các bạn chưa hiểu rõ, Tuấn giảng giải từng li từng tí cho các bạn hiểu. Giờ ra chơi, Tuấn bỏ ra 10 phút để dò lại các kiến thức của những bạn học yếu.
Có một lần, em để quên cả hộp bút ở nhà. Tuấn biết, nhưng bạn ấy không nói cho cô và còn vui vẻ hi sinh cây bút duy nhất của mình để cho em mượn, nên hai đứa đã lén lút thay phiên nhau cầm bút chép bài. Lúc đó, Tuấn làm cho em rất cảm phục và cảm thấy mến bạn hơn.
Một lần khác, em bị sốt cao phải nghỉ học hết hai ngày. Em định gọi điện thoại nhờ Tuấn đến giảng bài. Vừa nhấc máy lên, chưa kịp bấm số, thì em nghe Tuấn gọi: “Duy ơi! Bạn có nhà không? Mình đến thăm bạn đây!”. Không ngờ Tuấn đã tranh thủ làm hết bài ở nhà, rồi đem vở đến giảng cho em. Tuấn còn chép phụ bài giúp em nữa. Hôm ấy, em cảm động xuýt rơi nước mắt. Nhờ vậy mà tình bạn giữa em và Tuấn càng thân thiết và gắn bó hơn.
Có một hôm, vào giờ ra chơi, em cùng Tuấn đang ngồi đọc truyện trên ghế đá, thì thấy một người bạn khác lớp bị té trước mặt, ngồi ôm chân đau đớn. Tuấn liền chạy tới đỡ bạn dậy, phủi quần áo cho bạn và hỏi: “Bạn có đau lắm không? Để mình giúp bạn”. Thế mà em vẫn ngồi trên ghế đá, cầm cuốn truyện, nhìn Tuấn. Tuấn quay lại chỗ ngồi, vậy mà không hề mở lời trách móc em mà vui vẻ cùng em đọc tiếp cuốn truyện. Có lẽ Tuấn muốn giữ nguyên vẹn tình bạn giữa hai đứa.
Trên lớp, bạn ấy còn hay trực nhật phụ các bạn. Vào những cuộc thi đua của khối năm, lớp em luôn đoạt giải nhất nhì là nhờ bạn. Cả lớp, ai cũng tự hào về Tuấn.
Được cô giáo thương, các bạn trông cậy và tin tưởng như vậy mà Tuấn không tỏ ra tự cao, hống hách, thật đáng khâm phục. Tuấn đúng là cháu ngoan của Bác Hồ.
Em rất tự hào vì có một người bạn thân như Tuấn. Em thấy mình còn phải học hỏi thêm nhiều điều ở Tuấn. Qua những sự việc trên, em sẽ cố gắng phấn đấu để được như Tuấn, luôn có trong mắt của cô và các bạn, để được trở thành con ngoan trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ.