Đề Thi lịch sử và địa lý lớp 5 học kì 2 – Tiểu học Hùng Vương năm 2017
DayHocTot.com xin gửi tới các em học sinh Thi lịch sử và địa lý lớp 5 học kì 2 – Tiểu học Hùng Vương năm 2017. Hy vọng nó sẽ giúp các em học và làm bài tốt hơn.
- Đề thi, bài kiểm tra liên quan:
- Tổng hợp đề thi học kì 2 môn Lịch sử địa lí, Toán, Tiếng Việt, Khoa học lớp 5 năm 2016
- Ngữ pháp tiếng anh đầy đủ nhất
A. Phần Lịch sử (5 điểm)
Em hãy khoanh vào chữ cái đặt trước đáp án đúng.
Câu 1: Em hãy khoanh tròn vào chữ cái đặt trước kết quả đúng.
Em hãy cho biết “tố cộng, diệt cộng” có nghĩa là gì? M2
A. Chính sách mới của nước ta sau Hiệp định Giơ-ne-vơ
B. Bôi nhọ, tiêu diệt những người cộng sản đấu tranh chống Mĩ – Diệm
C. Tên một tổ chức của Mĩ
D. Tên một Hiệp định được kí kết giữa ta và Mĩ.
Câu 2: Điền Đ vào ô trống trước ý đúng. Điền S vào ô trống trước ý sai.
[….] Sau Hiệp định Giơ-ne-vơ nước ta hoàn toàn thống nhất
[….] Sau Hiệp định Giơ-ne-vơ, Mĩ ra sức phá hoại Hiệp định
[….] Mĩ – Diệm tiến hành chính sách “tố cộng, diệt cộng”
[….] 1956 nước ta tiến hành tổng tuyến cử thành công
[….] 1960 phong trào đồng khởi nổ ra mạnh mẽ ở Bến Tre
Câu 3: Nối các sự kiện ở cột A với mốc thời gian ở cột B để có câu trả lời đúng: m1
A B
Lễ ký Hiệp định Pa-ri | 1-12-1972 | |
Xe tăng tiến vào Dinh Độc Lập | 27-1-1973 | |
Tổng tuyến cử bầu Quốc hội | 25-4-1976 | |
30-4-1975 |
Câu 4: Em hãy khoanh tròn vào chữ cái đặt trước đáp án đúng.
Vì sao phải tổ chức Tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung trong cả nước sau 1975? M2
A. Phải có nhà nước chung để lãnh đạo nhân dân xây dựng và bảo về tổ quốc.
B. Do nhân dân bận công việc nên phải tiến hành tổng tuyển cử ngay sau năm 1975.
C. Thực hiện theo kí kết giữa Ta với Mĩ
D. Do Mĩ tiến hành các chính sách phá hoại Cách mạng của Ta.
Câu 5: Tại sao gọi chiến thắng 12 ngày đêm cuối năm 1972 ở Hà Nội và các thành phố khác ở miền Bắc là chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không”? Em có suy nghĩ gì về việc máy bay Mĩ ném bom hủy diệt trường học, bệnh viện, nhà dân?
B. Phần địa lí (5 điểm)
Câu 6: Đánh dấu x vào ô trống trước câu trả lời đúng
[….] Ở châu Á, núi và cao nguyên chiếm ¾ diện tích
[….] Ở châu Á, đồng bằng chiếm ¾ diện tích
[….] Ở châu Á núi và cao nguyên chiếm ¼ diện tích
[….] Ở châu Á, đồng bằng chiếm ¼ diện tích.
Câu 7: Em hãy khoanh vào chữ cái đặt trước kết quả đúng.
Tại sao dân cư châu Á lại tập trung đông đúc ở các đồng bằng châu thổ. M2
A. Do ở đây ít xảy ra lũ lụt, hạn hán.
B. Do ở đồng bằng không xảy ra sạt lở đất giống như miền núi
C. Do đất đai ở các đồng bằng màu mỡ, bằng phẳng, gần nguồn nước, thuận lợi phát triển kinh tế.
D. Do rừng núi có nhiều thú dữ nên họ phải di cư ra đồng bằng.
Câu 8: Phần đất liền Việt Nam tiếp giáp với những nước nào? M1
A. Thái Lan, Lào, Cam-pu-chia.
B. Thái lan, Trung Quốc, Lào.
C. Trung Quốc, Lào, Mông Cổ.
D. Cam-pu-chia, Lào, Trung Quốc.
Câu 9: Ngành kinh tế quan trọng của khu vực Đông Nam Á là ngành nào? Vì sao?
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
Câu 10: Em hãy viết một đoạn văn ngắn mô tả về châu Nam Cực?
Đáp án
Mỗi câu 1 điểm
Câu 1: B. Bôi nhọ, tiêu diệt những người cộng sản đấu tranh chống Mĩ – Diệm
Câu 2: Các câu đúng Đ:
Sau Hiệp định Giơ-ne-vơ, Mĩ ra sức phá hoại Hiệp định
Mĩ – Diệm tiến hành chính sách “tố cộng, diệt cộng”
1960 phong trào đồng khởi nổ ra mạnh mẽ ở Bến Tre
Câu 3:
Lễ ký Hiệp định Pa-ri | 27-1-1973 |
Xe tăng tiến vào Dinh Độc Lập | 30-4-1975 |
Tổng tuyến cử bầu Quốc hội | 25-4-1976 |
Câu 4: A. Phải có nhà nước chung để lãnh đạo nhân dân xây dựng và bảo về tổ quốc.
Câu 5: Đây là chiến dịch phòng không oanh liệt nhất trong cuộc chiến đấu bảo vệ miền Bắc. Do tầm vóc vĩ đại của chiến thắng oanh liệt này, quân dân ta và dư luận thế giới đã gọi đây là trận chiến “Điện Biên Phủ trên không”
Câu 6: Các câu đúng Đ:
Ở châu Á, núi và cao nguyên chiếm ¾ diện tích
Ở châu Á, đồng bằng chiếm ¼ diện tích.
Câu 7: C. Do đất đai ở các đồng bằng màu mỡ, bằng phẳng, gần nguồn nước, thuận lợi phát triển kinh tế.
Câu 8: D. Cam-pu-chia, Lào, Trung Quốc.
Câu 9: Khu vực Đông Nam Á ngành nông nghiệp là quan trọng. Vì ở đây có đồng bằng màu mỡ và khí hậu nhiệt đới gió mùa.
Câu 10: Châu Nam Cực là lục địa nằm xa nhất về phía nam của Trái Đất, chứa cực Nam địa lý và nằm trong vùng Nam Cực của Nam bán cầu, gần như hoàn toàn ở trong vòng Nam Cực và được bao quanh bởi Nam Băng Dương. Với diện tích 14 triệu km2 (5,4 triệu dặm2), châu Nam Cực là lục địa lớn thứ năm về diện tích sau châu Á, châu Phi, Bắc Mỹ, và Nam Mỹ. Khoảng 98% châu Nam Cực bị bao phủ bởi một lớp băng có bề dày trung bình 1,9 km (1,2 dặm).[3] Băng trải rộng ra khắp mọi phía, xa nhất lên phía bắc tới điểm cực Bắc của bán đảo Nam Cực.