Chủ đề ‘cho và nhận’ trong đề cuối kì 2 lớp 5 môn Tiếng Việt

Gửi các em học sinh “Chủ đề ‘cho và nhận’ trong đề cuối kì 2 lớp 5 môn Tiếng Việt”. DayHocTot.com hy vọng nó sẽ giúp các em học và làm bài tốt hơn.

Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 có đáp án chi tiết. Chủ đề cho và nhận. Các em nghĩ sao về đề thi này?

A. KIỂM TRA ĐỌC: 

I. Đọc thầm

Cho và nhận

Một cô giáo đã giúp tôi hiểu rõ ý nghĩa phức tạp của việc cho và nhận.

Khi thấy tôi cầm sách trong giờ tập đọc, cô đã nhận thấy có gì không bình thường, cô liền thu xếp cho tôi đi khám mắt. Cô không đưa tôi đến bệnh viện, mà dẫn tôi đến bác sĩ nhãn khoa riêng của cô. Ít hôm sau, như với một người bạn, cô đưa cho tôi một cặp kính.

Em không thể nhận được! Em không có tiền trả đâu thưa cô! – Tôi nói, cảm thấy ngượng ngùng vì nhà mình nghèo.

Thấy vậy, cô liền kể một câu chuyện cho tôi nghe. Chuyện kể rằng: “ Hồi cô còn nhỏ, một người hàng xóm đã mua kính cho cô. Bà ấy bảo, một ngày kia cô sẽ trả cho cặp kính đó bằng cách tặng cho một cô bé khác. Em thấy chưa, cặp kính này đã được trả tiền từ trước khi em ra đời”. Thế rồi, cô nói với tôi những lời nồng hậu nhất, mà chưa ai khác từng nói với tôi: “Một ngày nào đó, em sẽ mua kính cho một cô bé khác”.

Cô nhìn tôi như một người cho. Cô làm cho tôi thành người có trách nhiệm. Cô tin tôi có thể có một cái gì để trao cho người khác. Cô chấp nhận tôi như thành viên của cùng một thế giới mà cô đang sống. Tôi bước ra khỏi phòng, tay giữ chặt kính trong tay, không phải như kẻ vừa được nhận món quà, mà như người chuyển tiếp món quà cho người khác với tấm lòng tận tụy.

                                   (Xuân Lương)

   Đọc thầm bài đọc và trả lời các câu hỏi  bằng cách khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng nhất hoặc hoàn thiện các bài tập theo yêu cầu:

1. Vì sao cô giáo lại dẫn bạn học sinh đi khám mắt?

A. Vì bạn ấy bị đau mắt.

B.Vì bạn ấy không có tiền

C.Vì bạn ấy không biết chỗ khám mắt.

D.Vì cô đã thấy bạn ấy cầm sách đọc một cách không bình thường.

2. Cô giáo đã làm gì để bạn học sinh vui vẻ nhận kính?

A. Nói rằng đó là cặp kính rẻ tiền nên bạn không phải bận tâm.

B.Nói rằng có ai đó nhờ cô mua tặng bạn.

C.Kể cho bạn nghe một câu chuyện để bạn hiểu rằng bạn không phải là người được nhận quà mà chỉ là người chuyền tiếp món quà cho người khác.

D.Vì lời ngọt ngào, dễ thương của cô .

3. Việc làm đó chứng tỏ cô là người thế nào?

A. Cô là người quan tâm đến học sinh.

B.Cô rất giỏi về y học.

C.Cô muốn mọi người biết mình là người có lòng tốt.

D.Cô chỉ là người giúp người khác chuyển quà.

4. Việc cô thuyết phục bạn học sinh nhận kính của mình cho thấy cô là người thế nào?

A. Cô là người thường dùng phần thưởng để khuyến khích học sinh.

B.Cô là người hiểu rất rõ ý nghĩa của việc cho và nhận.

C.Cô là người luôn sống vì người khác.

D.Cô là người biết làm cho người khác vui lòng.

5. Câu  chuyện muốn nói với em điều gì?         

6. Trong các từ sau đây, từ nào có tiếng “công” có nghĩa là của chung, của nhà nước ?

A. công minh  
B.công nhân        
C.công cộng             
D.công lí

7. nào sau đây là câu ghép:

A. Một cô giáo đã giúp tôi hiểu rõ ý nghĩa phức tạp của việc cho và nhận.

B.Khi thấy tôi cầm sách trong giờ tập đọc, cô đã nhận thấy có gì không bình thường, cô liền thu xếp cho tôi đi khám mắt.

C.Thấy vậy, cô liền kể một câu chuyện cho tôi nghe.

D.Cô làm cho tôi thành người có trách nhiệm.

8. Các câu trong đoạn văn sau:  “Cô nhìn tôi như một người cho. Cô làm cho tôi thành người có trách nhiệm. Cô tin tôi có thể có một cái gì để trao cho người khác. Cô chấp nhận tôi như thành viên của cùng một thế giới mà cô đang sống.” Liên kiết với nhau bằng cách lặp lại từ:

A. Cô      
B.Tôi        
C.Cô và tôi              
D.Thành viên

9. Dòng nào dưới đây nêu đúng nghĩa của từ “ trật tự”

A. Tình trạng ổn định, có tổ chức, có kỉ luật.

B.Trạng thái bình yên, không có chiến tranh.

C.Trạng thái yên ổn, bình lặng, không ồn ào.

D.Trạng thái yên lặng.

10. Em hãy đặt một câu ghép có quan hệ tương phản giữa hai vế câu nói về ý chí vượt khó của bản thân em.

II. Đọc thành tiếng: 

HS đọc một đoạn văn thuộc chủ đề đã học và trả lời 01 câu hỏi về nội dung bài. Nội dung bài đọc và câu hỏi do GV lựa chọn trong các bài Tập đọc từ tuần 19 đến tuần 26, SGK Tiếng Việt 5, tập II. GV thực hiện đánh giá theo yêu cầu kiến thức, kĩ năng của chương trình.


B.KIỂM TRA VIẾT : 

I. Chính tả: 

1. Chính tả : Giáo viên đọc cho học sinh nghe – viết bài: “ Nghĩa thầy trò” (đoạn từ đầu đến mang ơn rất nặng) – sách Tiếng Việt 5, Tập II trang 79

2. Bài tập: Viết lại các tên riêng sau cho đúng chính tả: Ten-sinh no-rơ-gay, chi-ca-gô

II. Tập làm văn :

  Đề bài : Hãy tả một một người bạn thân của em


HƯỚNG DẪN CHẤM ĐIỂM VÀ ĐÁP ÁN

A. KIỂM TRA ĐỌC

I. Đọc thầm và làm bài tập

1D; 2C; 3A; 4B; 6C; 7B; 8C; 9A

Đáp án: Khuyên chúng ta sống không chỉ biết nhận mà còn phải biết cho.

10. Học sinh đặt đúng thể loại câu ghép có nội dung theo yêu cầu và biết dủ dụng dấu câu cho đúng ( cho 1 điểm)

II. Đọc thành tiếng

* GV cho HS đọc một đoạn văn (khoảng 115 tiếng/phút) và trả lời 01 câu hỏi về nội dung đoạn đó, trong các bài tập đọc từ tuần 19 đến tuần 26, SGK Tiếng Việt 5, tập II.

Lưu ý:  Tránh trường hợp 2HS được kiểm tra liên tiếp đọc một đoạn giống nhau

* GV thực hiện đánh giá theo yêu cầu kiến thức, kỹ năng của chương trình

– GV đánh giá, cho điểm dựa vào kết quả đọc của HS . Cụ thể :

+ Đọc đúng tiếng, đúng từ

+ Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa

+ Giọng đọc bước đầu có biểu cảm

+ Tốc độ đọc đạt yêu cầu

+ Trả lời đúng ý câu hỏi


B.KIỂM TRA VIẾT

I. Chính tả: 

1. Bài viết:

– Sai mỗi một lỗi (lỗi về thanh, về phụ âm đầu, viết hoa, tiếng) trừ 0,25điểm

– Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về cao độ, khoảng cách, bẩn … bị trừ 0,5điểm toàn bài.

Chú ý:  Nhiều lỗi sai giống nhau chỉ tính 1 lỗi

2.Bài tập:

Học sinh viết đúng chính tả mỗi từ cho 0,25 điểm : Ten-sinh No-rơ-gay, Chi-ca-gô

II. Tập làm văn

Lớp 5C của em có ba mươi hai bạn, bạn nào cùng dễ thương và đáng yêu, nhưng em thích nhất là bạn Diệu Hà

Diệu Hà năm nay vừa tròn mười tuổi, cùng tuổi với em. Bạn có thân hình cân đối, khỏe mạnh. Dáng đi nhanh nhẹn, mỗi khi có công việc gì cần thiết bạn đi một chốc là xong ngay. Khuôn mặt chữ điền, sống mũi không cao lắm nhưng rất hợp với khuôn mặt. Nước da trắng hồng làm cho gương mặt bạn thêm phần rạng rỡ, vầng trán cao, biểu lộ sự thông minh. Đôi mắt của bạn một mí rất sáng và đen, biểu lộ sự chân thật và ngay thẳng. Hằng ngày đến lớp Diệu Hà thường mặc áo sơ mi trắng, quần tây xanh, rất sạch sẽ. Chiếc khăn quàng đỏ luôn nổi bật trên cổ áo trắng, trông xinh xinh như cánh bướm.

Diệu Hà luôn vui vẻ, hoà nhã với bạn bè, bạn luôn giúp đỡ những bạn học yêu trong lớp. Diệu Hà rất chăm học, ở trường cũng như ở nhà. Bạn giỏi đều các môn, xuất sắc nhất là môn Toán. Trong lớp, Diệu Hà luôn chăm chỉ nghe cô giáo giảng bài, chỗ nào chưa hiểu bạn xin cô giảng lại. Bạn làm tất cả các bài tập hôm nay và các bài tập chuẩn bị cho tiết học hôm sau. Vì thế trong lớp, Hà hay giơ tay phát biểu ý kiến. Diệu Hà được phân công làm lớp trưởng. Bạn tỏ ra rất gương mẫu, đi đầu về mọi mặt để làm gương cho các hạn trong lớp noi theo. Mỗi buổi có 15 phút truy bài đầu giờ, Hà đều dõi nhắc nhở các bạn. Hà muốn rằng trong lớp ai cũng học giỏi cả. Hà không những là người trò giỏi mà còn là người con ngoan vì ở Hà thường giúp mẹ nấu cơm, rửa chén, quét nhà. giật quần áo.

Người bạn thân thương của em làm cho em nhớ mãi những năm tháng tuồi học trò thời thơ ấu. Hình ảnh của Hà đã để lại trong em nhiều ấn tượng khó quên. Diệu Hà là tấm gương tốt để em và các bạn noi theo. Em sẽ gắng học thật tốt để xứng đáng là bạn thân của Diệu Hà.

Các đề thi và bài kiểm tra lớp 5 khác

Bài học nổi bật nhất

Top 10 trường học nổi bật

Đề thi lớp 5 mới cập nhật