Đề thi giữa học kì 1 ngữ văn lớp 11 năm 2015 trường THPT Thống Nhất A
Gửi các em học sinh Đề thi giữa học kì 1 ngữ văn lớp 11 năm 2015 trường THPT Thống Nhất A. DayHocTot.com hy vọng nó sẽ giúp các em học và làm bài tốt hơn.
- Đề thi, bài kiểm tra liên quan:
- Đề cương ôn tập thi giữa học kì 1 lớp 11 Toán, Lý, Hóa, Văn, Anh
- Đề thi giữa học kì 1 lớp 11 môn Ngữ Văn trường THPT Thuận Thành 3
- Ma trận đề thi học kì 1 lớp 11 môn Văn có đáp án chi tiết
- Ngữ pháp tiếng anh đầy đủ nhất
Đề thi giữa học kì 1 ngữ văn lớp 11 năm 2015 trường THPT Thống Nhất A : Cảm nhận vẻ đẹp hình tượng người nông dân nghĩa sĩ trong bài ‘Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc’ của Nguyễn Đình Chiểu.
ĐỀ THI GIỮA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2015 – 2016
MÔN: NGỮ VĂN 11
Thời gian: 90 phút
I) Đọc hiểu (3 điểm):
Đọc đoạn thơ sau và thực hiện yêu cầu từ câu 1 đến câu 3:
Lặn lội thân cò khi quãng vắng,
Eo sèo mặt nước buổi đò đông.
Một duyện hai nợ âu đành phận,
Năm nắng mười mưa dám quản công.
(Thơ văn Trần Tế Xương,NXB giáo dục, Hà Nội, 1984)
- Chỉ ra hình ảnh, ngôn ngữ văn học dân gian trong đoạn thơ trên.
- Nêu những đức tính cao đẹp của bà Tú?
- Nhận xét về ngôn ngữ của đoạn thơ?
II) Làm văn (7 điểm)
Cảm nhận vẻ đẹp hình tượng người nông dân nghĩa sĩ trong bài “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” của Nguyễn Đình Chiểu.
Gợi ý làm bài thi giữa học kì 1 môn Văn lớp 11 trường THPT Thống Nhất A
I/. ĐỌC HIỂU: (3Đ)
1/.
– Vận dụng hình ảnh con cò trong ca dao.
– Vận dụng từ ngữ:
Thành ngữ: một duyên hai nợ và năm nắng mười mưa.
2/. Đức tính cao đẹp của bà Tú:
+ Là người giàu đức hy sinh.
+ Chịu thương chịu khó, hết lòng vì chồng con.
3/. Ngôn ngữ giản dị, mộc mạc, nhiều chất liệu của lời ăn tiếng nói hàng ngày, các hình ảnh gần gủi, quen thuộc, tạo cho câu thơ có cái vẻ tự nhiên, sự chân thành của cảm xúc, không cầu kì, gọt giũa, nên có sức truyền cảm mạnh mẽ.
II/. LÀM VĂN: (7Đ)
1/. Yêu cầu về kỹ năng:
– Học sinh biết cách làm bài nghị luận văn học, từ đó trình bày suy nghĩ về vấn đề được yêu cầu…
– Vận dụng tốt các thao tác lập luận;
– Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp;
– Khuyến khích những bài viết sáng tạo.
2/. Yêu cầu về kiến thức:
Trên cơ sở hiểu biết về tác giả Nguyễn Đình Chiểu, bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, học sinh có thể cảm nhận về hình tượng người nghĩa sĩ trong văn bản và bày tỏ suy nghĩ của mình theo những cách khác nhau nhưng phải hợp lí, có sức thuyết phục. Sau đây là một số gợi ý:
2.1 Vẻ đẹp của hình tượng người nghĩa sĩ trong Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc.
* Giới thiệu vài nét về tác giả, tác phẩm.
* Cảm nhận vẻ đẹp của người nghĩa sĩ:
– Người nghĩa sĩ vốn là người nông dân thuần túy hiền lành, cần cù chất phác, nghèo khổ đáng thương. Họ là con người của đồng ruộng, không phải con người của trận mạc. Họ sinh ra là để lao động cho cuộc sống yên lành, không phải để cầm vũ khí. Họ không phải là người lính chuyên nghiệp mà vì: “mến nghĩa mà làm quân chiêu mộ …”
Nghệ thuật: đối lập, liệt kê …
– Người nghĩa sĩ có lòng căm thù giặc sâu sắc.
– Người nghĩa sĩ có sự nhận thức đúng đắn về vai trò trách nhiệm đối với đất nước trên tinh thần tự giác, tự nguyện cao. Nhận thức đúng đắn về sự thống nhất toàn vẹn của đất nước. Tự nguyện, tự giác đứng lên đánh giặc cứu nước …
– Người nghĩa sĩ có tinh thần chiến đấu dũng cảm tuyệt vời và hy sinh cao cả:
+ Họ là người nông dân nên không được trang bị vũ khí của người lính … không được luyện tập chiến thuật.
+ Họ chỉ có tấm lòng yêu nước …
+ Tinh thần chiến đấu của họ như vũ bão, khí thế ngút trời …
Nghệ thuật: Tác giả thành công trong việc xây dựng hình ảnh chiến đấu của người nghĩa sĩ. Sử dụng hàng loạt những động từ mạnh, những âm thanh vang đọng … người nghĩa sĩ trong tư thế đứng trên đầu quân thù, xốc tới …
– Họ đã hy sinh anh dũng: sự hy sinh của họ có ý nghĩa lớn lao, họ thề “chết vinh còn
hơn sống nhục”, họ thác vì nước vì non nên tiếng thơm của họ để lại muôn thuở, được thờ phụng …
* Đánh giá: Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc là khúc ca bi tráng về những người anh hùng nghĩa sĩ nông dân. Lần đầu tiên trong lịch sử văn học đã khắc họa được tượng đài nghệ thuật về người nông dân đánh giặc trong buổi đầu Pháp xân lược.
Biểu điểm:
6 – 7 điểm: cảm nhận thể hiện đầy đủ các nội dung trên, văn viết có cảm xúc, ít sai lỗi.
4 – 5 điểm: cảm nhận thể hiện các nội dung trên, văn viết trôi chảy, sạch đẹp, ít sai lỗi.
2 – 3 điểm: cảm nhận được các nội dung trên nhưng chưa sâu, còn sai một số lỗi về chính tả, diễn đạt, ngữ pháp.
1 điểm: thiếu ý, diễn đạt sai về kiến thức, sai về câu chữ.
0 điểm: không làm bài hoặc hoàn toàn lạc đề.