Tập làm văn: Mở bài trong bài văn kể chuyện trang 112 SGK Tiếng Việt 4 tập 1
Câu 2. Tìm đoạn mở bài trong truyện trên. Câu 3. Cách mở bài sau đây có gì khác với cách mở bài nói trên ?
Câu 1. Đọc truyện sau .
Rùa và thỏ
Trời mùa thu mát mẻ. Trên bờ sông, một con rùa đang cố sức tập chạy. Một con thỏ thấy thế liền mỉa mai:
- Đã gọi là chậm như rùa mà cũng đòi tập chạy.
Rùa đáp :
- Anh đừng giễu tôi! Anh với tôi thử chạy thi coi ai hơn !
Thỏ ngạc nhiên :
- Rùa mà dám chạy thi với thỏ sao? Ta chấp chú em một nửa đường đó. Rùa không nói gì. Biết mình chậm chạp, nó dốc sức chạy thật nhanh. Thỏ nhìn theo, mỉm cười. Nó nghĩ: "Chả việc gì mà vội, rùa gần tới đích, mình phóng cũng thừa sức thắng cuộc." Vì vậy, nó cứ nhởn nho nhìn trời, mây, cây cỏ.
Lúc sực nhớ đến cuộc thi, ngẩng đầu lên, nó thấy rùa đã gần tới đích, bèn vắt chân lên cổ mà chạy. Nhưng muộn mất rồi. Rùa đã tới đích trước nó.
Theo LA PHÔNG-TEN
Câu 2. Tìm đoạn mở bài trong truyện trên.
Câu 3. Cách mở bài sau đây có gì khác với cách mở bài nói trên?
Trong muôn loài, rùa vốn nổi tiếng là chậm chạp, còn thỏ thì chạy nhanh như bay. Thế mà có một con rùa dám chạy thi với thỏ và thắng cả thỏ. Vì sao có chuyện ngược đời như vậy? Sau đây, em xin kể đầu đuôi câu chuyện ấy.
Trả lời:
Câu 1. Đọc truyện Rùa và Thỏ.
Câu 2. Đoạn mở bài trong truyện là: “Trời vào thu mát mẻ. Trên bờ sông, một con rùa đang cố sức tập chạy”.
Câu 3. Cách mở bài sau không kể thẳng vào sự việc để bắt đầu câu chuyện mà nói chuyện khác sau đó mới dẫn vào câu chuyện định kể. (cách mở bài gián tiếp)
Trên đây là bài học "Tập làm văn: Mở bài trong bài văn kể chuyện trang 112 SGK Tiếng Việt 4 tập 1" mà dayhoctot.com muốn gửi tới các em. Để rèn luyện về kỹ năng làm bài thi và kiểm tra các em tham khảo tại chuyên mục "Đề thi học kì 1 lớp 4" nhé.
Nếu thấy hay, hãy chia sẻ tới bạn bè để cùng học và tham khảo nhé! Và đừng quên xem đầy đủ các bài Soạn Tiếng Việt Lớp 4 của dayhoctot.com.
Các bài học liên quan
Câu 1. Vì sao trong những ngày đầu học vẽ, cậu bé Lê-ô-nác-đô cảm thấy chán ngán ? Câu 2. Thầy Vê-rô-ki-ô cho học trò vẽ trứng để làm gì ? Câu 3. Lê-ô-nác-đô đa Vin-xi thành đạt như thế nào ? Câu 4. Theo em, những nguyên nhân nào khiến cho Lê-ô-nác-đô đa Vin-xi trở thành họa sĩ nổi tiếng ? Nguyên nhân nào là quan trọng nhất ?
Câu 1. Đọc lại truyện ông Trạng thả diều. Câu 2. Tìm đoạn kết bài của truyện. Câu 3. Thêm vào cuối truyện một lời đánh giá, nhận xét làm đoạn kết bài. M: Câu chuyện này giúp em thấm thía hơn lời khuyên của người xưa "Có chí thì nên". Ai nỗ lực vươn lên, người ấy sẽ đạt được điều mình mong ước. Câu 4. So sánh 2 cách kết bài nói trên.
Câu 1. Đặc điểm của các sự vật được miêu tả trong những câu sau khác nhau như thế nào ?, Câu 2. Trong các câu dưới đây, ý nghĩa mức độ được thể hiện bằng những cách nào ?
Câu 1. Kể một câu chuyện em đã được nghe hoặc được đọc về một người có tấm lòng nhân hậu. Câu 2. Kể lại câu chuyện Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca bằng lời của cậu bé An-đrây-ca. Câu 3. Kể lại câu chuyện "Vua tàu thủy " Bạch Thái Bưởi bằng lời của một chủ tàu người Pháp hoặc người Hoa.
Câu 1. Xi-ôn-cốp-xki mơ ước điều gì ? Câu 2. Ông kiên trì thực hiện mơ ước của mình như thế nào ? Câu 3. Nguyên nhân chính giúp Xi-ôn-cốp-xki thành công là gì ? Câu 4. Em hãy đặt tên khác cho truyện.
Bước sang thế kỉ XXI, ngành du hành vũ trụ, công cuộc thám hiểm mặt trăng, sao hỏa, vươn tới các vì sao.
Để tìm bằng được điều bí mật đó, tôi đọc không biết bao nhiêu là sách. Nghĩ ra điều gì, tôi lại loay hoay làm thí nghiệm, có khí đến hàng trăm lần.
Các chương học và chủ đề lớn
Học tốt các môn khác lớp 4