Tập làm văn: đoạn văn trong bài văn kể chuyện
Câu 1. Hãy nêu những sự việc tạo thành cốt truyện Những hạt thóc giống. Cho biết mỗi sự việc được kể trong đoạn văn nào. Câu 2. Dấu hiệu nào giúp em nhận ra chỗ mở đầu và chỗ kết thúc của đoạn văn ? Câu 3 .Từ hai bài tập trên, hãy rút ra nhận xét
- Bài học cùng chủ đề:
- Kể lại truyện cổ tích "Những hạt thóc giống" truyện dân gian Khơ-me bằng ngôn ngữ của riêng em và hãy trả lời các câu hỏi
- Luyện tập: danh từ
- Kể lại bài Những hạt thóc giống theo lời của nhà vua
- Ngữ pháp tiếng anh hay nhất
Câu 1. Hãy nêu những sự việc tạo thành cốt truyện Những hạt thóc giống. Cho biết mỗi sự việc được kể trong đoạn văn nào.
Câu 2. Dấu hiệu nào giúp em nhận ra chỗ mở đầu và chỗ kết thúc của đoạn văn ?
Câu 3 .Từ hai bài tập trên, hãy rút ra nhận xét:
a) Mỗi đoạn văn trong bài văn kể chuyện kể điều gì ?
b) Đoạn văn được nhận ra nhờ dấu hiệu nào ?
Trả lời:
Câu 1. a) Những sự việc tạo thành cốt truyện Những hạt thóc giống.
1. Nhà vua muốn tìm người trung thực để truyền cho ngôi báu mới nghĩ ra kế: luộc kĩ thóc giống rồi phát cho dân chúng, giao hẹn: ai thu hoạch được nhiều thóc thì sẽ truyền cho ngôi báu.
2. Chú bé Chôm dốc nhiều công sức chăm sóc mà thóc chẳng nảy mầm đã dám tâu sự thật trước sự kinh ngạc của mọi người.
3. Nhà vua khen ngợi chú bé Chôm trung thực và dũng cảm nên đã quyết định truyền ngôi báu cho Chôm.
b) - Sự việc 1 được kể trong đoạn 1 (3 dòng đầu).
- Sự việc 2 được kể trong đoạn 2 (10 dòng tiếp)
- Sự việc 3 được kể trong đoạn 3 (4 dòng cuối).
Câu 2. Dấu hiệu giúp em nhận ra chỗ mở đầu và kết thúc đoạn văn.
- Chỗ mở đầu đoạn văn là chỗ đầu dòng, viết lùi vào một ô.
- Chỗ kết thúc đoạn văn là chỗ chấm xuống dòng.
Câu 3. Từ hai bài tập trên, rút ra nhận xét.
- Mỗi đoạn văn trong bài văn kể chuyện kể một sự việc trong một chuỗi sự việc làm nòng cốt cho diễn biến của truyện.
- Hết một đoạn văn cần chấm xuống dòng.