Kể lại truyện cổ tích "Những hạt thóc giống" truyện dân gian Khơ-me bằng ngôn ngữ của riêng em và hãy trả lời các câu hỏi
Ngày xưa có một ông vua tuổi đã cao mà không có con. Vua muốn tìm một người tài đức để truyền ngôi.
- Bài học cùng chủ đề:
- Luyện tập: danh từ
- Kể lại bài Những hạt thóc giống theo lời của nhà vua
- Ngữ pháp tiếng anh hay nhất
1. Kể lại truyện cổ tích "Những hạt thóc giống" truyện dân gian Khơ-me bằng ngôn ngữ của riêng em.
Ngày xưa có một ông vua tuổi đã cao mà không có con. Vua muốn tìm một người tài đức để truyền ngôi.
Bữa nọ, vua ra lệnh mở kho thóc phát cho mỗi thần dân một đấu thóc giống và giao hẹn: "Ai nộp được nhiều thóc nhất sẽ được truyền ngôi báu; ai không có thóc nộp sẽ bị trừng phạt!".
Vụ mùa năm ấy bội thu. Các thần dân trong Vương quốc nô nức chở thóc về Kinh thành. Chỉ có một chú bé tên là Chôm đến với hai bàn tay không. Quỳ xuống trước mặt vua, Chôm kính cẩn tâu:
- Muôn tâu Đức Vua! Con xin chịu tội vì thóc giống Bộ hạ ban cho, con đã gieo nhưng không mọc mầm!
Mọi người đều sững sờ. Nhưng nhà vua thì mỉm cười đỡ chú bé đứng đậy và nói: "Thóc phát ra đã bị luộc cả rồi, làm sao mà gieo thành mạ được. Những gánh thóc, xe thóc kia đâu phải thu được từ thóc giống của ta!..."
Nhìn một lượt khắp các bá quan văn võ và ngàn vạn thần dân có mặt, nhà vua phán truyền:
- Trung thực là đức tính quý báu nhất của con người. Chôm vừa trung thực vừa dũng cảm, rất xứng đáng được ta truyền ngôi báu.
Chôm được làm vua và nổi tiếng là vị vua hiền minh của Vương quốc.
2. Hãy trả lời các câu hỏi sau:
a. Nhà vua muốn chọn người như thế nào để truyền ngôi báu?
b. Nhà vua làm cách nào để tìm được người trung thực?
c. Hành động của chú bé Chôm có gì khác mọi người?
d. Theo em, vì sao trung thực là một phẩm chất đáng quý?
e. Ý nghĩa của truyện "Những hạt thóc giống" là gì?
BÀI LÀM
a. Nhà vua muốn chọn người trung thực để truyền ngôi báu.
b. Nhà vua đã phát thóc giống, một thứ thóc đã được bí mật luộc kĩ rồi, với lời giao hẹn: "Ai nộp được nhiều thóc nhất sẽ được nối ngôi; ai không có thóc nộp sẽ bị trừng phạt!". Các thần dân sợ bị chém đầu mà phải chở thóc về thành. Cũng có kẻ muốn giành được ngôi báu nên chở thật nhiều thóc đến nộp nhà vua. Tất cả đều không trung thực!
c. Hành động của chú bé Chôm có 2 điểm khác hẳn mọi người. Một là trung thực: thóc giống lĩnh về, gieo không lên mạ...nên không có lúa nộp vua, Chôm chỉ đến với bàn tay không. Hai là rất dũng cảm: Chôm sẵn sàng chịu vì không có thóc nộp cho vua.
d. Trung thực là một phẩm chất đáng quý. Người trung thực sống thật không lừa dối ai bao giờ, không lừa dối ngay cả bản thân mình nữa. Sống thực " thực tình, sống chân thật sẽ làm cho mọi quan hệ gia đình, xã hội được trong sạch tốt đẹp. Vì thế dân gian mới có câu tục ngữ: "Thật thà là cha mách qué".
e. Ý nghĩa: Truyện "Những hạt thóc giống" đề cao đức tính trung thực ngợi những con người trung thực trong cuộc đời.
dayhoctot.com