Soạn bài: Sau phút chia li trang 91 SGK Ngữ Văn 7
Qua 4 khổ thơ đầu, nỗi sầu chia li của người vợ đã được diễn tả như thế nào? Cách dùng phép đối Chàng thì đi- Thiếp thì về và việc sử dụng hình ảnh tuôn màu mây biếc, trải ngàn núi xanh có tác dụng gì trong việc diễn tả nỗi sầu chia li đó?
- Bài học cùng chủ đề:
- Vẻ đẹp ngôn từ của Sau phút chia li (Chinh phụ ngâm khúc).
- Giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo trong Sau phút chia li (Trích Chinh phụ ngâm khúc)
- Phân tích nỗi sầu chia li của người vợ trong Sau phút chia li (Trích Chinh phụ ngâm khúc).
- Ngữ pháp tiếng anh hay nhất
1: Căn cứ vào lời giới thiệu sơ lược về thể thơ song thất lục bát ở chú thích, hãy nhận dạng thế thơ của đoạn thơ dịch về số câu, số chữ trong các câu và cách hiệp vần trong một khổ thơ.
Đoạn thơ dịch được trích viết theo thể song thất lục bát, gồm hai câu bảy chữ (song thất) tiếp đến hai câu sáu - tám (lục bát). Bốn câu thành một khổ, số lượng khổ thơ không hạn định. Chữ cuối câu bảy trên vần với chữ thứ năm câu bảy dưới, đều vần trắc. Chữ cuối câu bảy dưới vần với chữ cuối câu sáu, đều vần bằng. Chữ cuối câu sáu vần với chữ thứ sáu câu tám, đều vần bằng. Chữ cuối câu tám lại vần với chữ thứ năm câu bảy trên của khổ sau, cũng vần bằng.
2: Qua 4 khổ thơ đầu, nỗi sầu chia li của người vợ đã được diễn tả như thế nào? Cách dùng phép đối Chàng thì đi - Thiếp thì về và việc sử dụng hình ảnh tuôn màu mây biếc, trải ngàn núi xanh có tác dụng gì trong việc diễn tả nỗi sầu chia li đó?
Nỗi sầu chia li của người vợ được gợi tả bằng cách nói tương phản, đối nghĩa Chàng thì đi... Thiếp thì về... cho thấy thực trạng chia li cách biệt, chàng thì đi vào chốn xa xôi vất vả, thiếp thì về với cảnh cô đơn vò võ. Sự chia li cách biệt đó, nỗi sầu nặng tưởng như đã phủ lên màu biếc của trời mây, trải vào màu xanh của núi ngàn. Hình ảnh mây biếc, núi ngàn đã góp phần gợi lên cái độ mênh mông, cái tầm vũ trụ của nỗi sầu chia li.
3: Qua khổ thơ thứ hai, nỗi sầu đó được gợi tả thêm như thế nào? Cách dùng phép đối còn ngoảnh lại - hãy trông sang trong 2 câu 7 chữ, cách điệp và đảo vị trí của 2 địa danh Hàm Dương- Tiêu Tương có ý nghĩa gì trong việc gợi tả nổi sầu?
Bốn câu ở khổ thơ thứ hai, nỗi sầu chia li được gợi tả thêm cũng bằng cách nói tương phản, đối nghĩa Chàng còn ngoảnh lại, Thiếp hãy trông sang, lại thêm hình thức điệp từ và đảo vị trí của hai địa danh Hàm Dương, Tiêu Tương. Cách gợi tả như thế nào làm cho nỗi sầu như tăng thêm, nỗi nhớ nhung như xót xa hơn.
4: Qua 4 câu cuối, nỗi sầu đó còn được tiếp tục gợi tả và nâng lên như thế nào? Các điệp từ: cùng, thấy trong 2 câu 7 chữ và cách nói về ngàn dâu, màu xanh của ngàn dâu có tác dụng gì trong việc diễn tả nỗi sầu chia li?
Qua bốn câu khổ cuối, nỗi sầu đó còn được tiếp tục gợi tả và nâng lên bằng cách nói đối nghĩa, điệp từ điệp ý (cùng, thấy, ngàn dâu, xanh xanh, xanh ngắt, cùng trông...). Cách gọi đó, nỗi sầu được lột tả tới độ oái oăm, nghịch chướng. Sự xa cách đã tới độ mất hút vào ngàn dâu xanh ngắt, vào sự mênh mông thăm thẳm của trời đất. Và câu thơ mang hình thức nghi vấn cuối cùng “Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai?” đã cho thấy nỗi sầu của người chinh phụ lên đến trạng thái cực điểm.
5: Hãy chỉ ra một cách đầy đủ các kiểu điệp ngữ trong đọar thơ và nêu tác dụng biểu cảm của các điệp ngữ đó?
Các kiểu điệp ngữ trong đoạn thơ (tham khảo phần trả lời các câu hỏi trước)
6: Từ những phân tích trên, em hãy phát biểu về cảm xúc chủ đạo, về ngôn ngữ và giọng điệu chủ yếu của bài thơ.
Bằng nghệ thuật vô cùng điêu luyện, đặc biệt là nghệ thuật dùng điệp ngữ rất mực tài tình, đoạn ngâm khúc đã thể hiện được cái cảm xúc chủ đạo là nỗi sầu chia li của người chinh phụ sau lúc tiễn đưa chồng ra trận. Giọng diệu của đoạn ngâm khúc là sự tố cáo chiến tranh phi nghĩa và niềm khát khao hạnh phũc lứa đôi của người phụ nữ.
- Các thể loại văn tham khảo lớp 7
- Bài 1 sgk ngữ văn 7
- Bài 2 sgk ngữ văn 7
- Bài 3 sgk ngữ văn 7
- Bài 4 sgk ngữ văn 7
- Bài 5 sgk ngữ văn 7
- Bài 6 sgk ngữ văn 7
- Bài 7 sgk ngữ văn 7
- Bài 8 sgk ngữ văn 7
- Bài 9 sgk ngữ văn 7
- Bài 10 sgk ngữ văn 7
- Bài 11 sgk ngữ văn 7
- Bài 12 sgk ngữ văn 7
- Bài 13 sgk ngữ văn 7
- Bài 14 sgk ngữ văn 7
- Bài 15 sgk ngữ văn 7
- Bài 16 sgk ngữ văn 7
- Bài 17 sgk ngữ văn 7
- Bài 18 sgk ngữ văn 7
- Bài 19 sgk ngữ văn 7
- Bài 20 sgk ngữ văn 7
- Bài 21 sgk ngữ văn 7
- Bài 22 sgk ngữ văn 7
- Bài 23 sgk ngữ văn 7
- Bài 24 sgk ngữ văn 7
- Bài 25 sgk ngữ văn 7
- Bài 26 sgk ngữ văn 7
- Bài 27 sgk ngữ văn 7
- Bài 28 sgk ngữ văn 7
- Bài 29 sgk ngữ văn 7
- Bài 30 sgk ngữ văn 7
- Bài 31 sgk ngữ văn 7
- Bài 32 sgk ngữ văn 7
- Bài 33 sgk ngữ văn 7
- Bài 34 sgk ngữ văn 7