Đề số 73: Qua đoạn trích từ Tam quốc diễn nghĩa, nêu nhận xét về lối kể chuyện và khắc họa tính cách nhân vật của tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc
Tam quốc diễn nghĩa là truyện lịch sử xuất hiện đầu tiên và trở thành lá cờ đầu của tiểu thuyết giảng sử (chữ dùng của Lỗ Tấn) Trung Quốc. Có thể nói, để thiên truyện đi vào lòng người đọc bao thế hệ, La Quán Trung đã dụng công rất nhiều trong lối kể chuyện và khắc họa nhân vật.
- Bài học cùng chủ đề:
- Đề số 72: Viết một đoạn văn ngắn so sánh tính cách nhân vật Trương Phi và Quan Công qua Hồi trống cổ Thành (Trích Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung).
- Đề số 71: Dựa vào đoạn trích Hồi trống cổ Thành (Trích Tam quốc diễn nghĩa), hãy viết bài văn ngắn phát biểu cảm nghĩ về hai câu thơ tác giả viết ở cuối hồi. An đắc khoái nhân như Dực Đức....
- Đề số 68: Viết đoạn văn trình bày những nét mà anh (chị) cho là đặc sắc của thơ Đường.
- Ngữ pháp tiếng anh hay nhất
Bài làm
Tam quốc diễn nghĩa là truyện lịch sử xuất hiện đầu tiên và trở thành lá cờ đầu của tiểu thuyết giảng sử (chữ dùng của Lỗ Tấn) Trung Quốc. Có thể nói, để thiên truyện đi vào lòng người đọc bao thế hệ, La Quán Trung đã dụng công rất nhiều trong lối kể chuyện và khắc họa nhân vật. Qua đoạn trích Hồi trống Cổ Thành, chúng ta có thể cảm nhận được điều đó.
Hồi trống Cổ Thành là đoạn truyện kể về mối nghi ngờ của Trương Phi đối với Quan Công. Quan Công đưa hai chị dâu đi tìm anh, đến cổ Thành thì biết em mình là Trương Phi đang trấn giữ ở đó. Trương Phi nghe tin anh đến không nghênh tiếp mà còn múa xà mâu toan đâm anh. Nhìn thấy đám quân do tướng Tào là Sái Dương kéo đến phía sau Quan Công, Trương Phi càng ngờ anh thay lòng đổi dạ. Quan Công buộc phải chấp nhận điều kiện chém đầu Sái Dương trong khi Trương Phi đánh ba hồi trống. Chưa dứt hồi trống thứ nhất, đầu Sái Dương đã rơi xuống đất. Anh em Quan Vũ - Trương Phi đoàn tụ. Câu chuyện được kể lại một cách ngắn gọn (ba trang giấy), lối kể chuyện giản dị, không tô vẽ, không bình phẩm như các tiểu thuyết hiện đại sau này. Nhưng trong chính sự ngắn gọn, giản dị ấy, La Quán Trung đã xây dựng nên mâu thuẫn đầy kịch tính, mang lại sức hấp dẫn cho đoạn trích.
Mâu thuẫn được tạo dựng bằng cách đối lập thái độ của hai anh em Quan Công - Trương Phi khi họ gặp lại nhau. Trong khi Vân Trường mừng rỡ vô cùng thì Trương Phi lại múa xà mâu chạy lại đâm Quan Công. Người đọc bất ngờ bởi lẽ giữa hai người là tình nghĩa anh em vốn dĩ rất sâu đậm. Và chỉ khi nghe lời kết tội của Trương Phi đối với Quan Công, chúng ta mới vỡ lẽ về căn nguyên của hành động thất lễ với anh là mối ngờ vực trong nhân vật này. Trong màn đối thoại giữa hai anh em, La Quán Trung đã để Trương Phi liên tục xưng mày - tao một cách nóng giận với anh mặc cho Quan Công vẫn ta - em mềm mỏng. Người đọc say sưa dõi theo câu chuyện của nhà văn, bị cuốn vào mối mâu thuẫn gay cấn, kịch tính. Để rồi khi câu mâu thuẫn đến chỗ khó giải quyết, tưởng chừng như bế tắc, La Quán Trung lại mở ra con đường giải thoát: Sái Dương xuất hiện tạo cơ hội để Quan Công minh oan bằng tài nghệ, khí phách.
Không cần ngôn ngữ khoa trương, không cần lời lẽ miêu tả dài dòng, chỉ bằng nghệ thuật xây dựng mâu thuẫn kịch tính, nhà văn đã mang lại câu chuyện sức hấp dẫn khôn tả.
Một thành công nghệ thuật khác của La Quán Trung trong Tam quốc nói chung và Hồi trống Cổ Thành nói riêng là khắc họa tính cách nhân vật. Tác giả chủ yếu tạc dựng chân dung nhân vật của mình bằng hành động và lời nói. Sự độ lượng và từ tốn của Quan Công được thể hiện bằng hàng loạt các chi tiết miêu tả hành động, lời nói. Khi thấy em múa xà mâu đâm mình, Quan Vân Trường giật mình hốt hoảng, sau đó vẫn gọi Trương Phi là hiền đệ và nhún mình thanh minh.
Đoạn trích có hai nhân vật nhưng nhân vật chính là Trương Phi. Quan Công được xây dựng để làm ảnh chiếu để nổi bật Trương Phi. Tính cách nóng nảy, cương trực của nhân vật này được khắc họa bằng nhiều hành động mạnh mẽ, dữ tợn: mắt trợn tròn xoe, râu hùm vểnh ngược, hò hét như sấm, hầm hầm quát... Lời lẽ nhân vật dứt khoát, cách xưng hô (mày - tao) thể hiện rõ thái độ coi thường, căm phẫn.
Từ cách khắc họa các nhân vật trong đoạn trích, có thể La Quán Trung chủ yếu tập trung vào hành động, lời nói để hoàn thiện chân dung nhân vật trong người đọc. Lẽ tất nhiên, điều này khác với tiểu thuyết hiện đại. Tiểu thuyết hiện đại quan tâm đến diễn biến tâm lí, đến suy nghĩ, đến dòng ý thức của nhân vật.
Lối kể chuyện và khắc họa tính cách nhân vật của La Quán Trung là lối kể chuyện và khắc họa tính cách nhân vật thường thấy trong tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc. Có thể nói, đây là những nét nghệ thuật đặc trưng cho một thời đại, là bậc thang đưa đến những kĩ xảo điêu luyện hơn trong tiểu thuyết hiện đại, đương đại.
- Một số tác giả, tác phẩm văn học tham khảo
- Tuần 1 sgk ngữ văn 10
- Tuần 2 sgk ngữ văn 10
- Tuần 3 sgk ngữ văn 10
- Tuần 4 sgk ngữ văn 10
- Tuần 5 sgk ngữ văn 10
- Tuần 6 sgk ngữ văn 10
- Tuần 7 sgk ngữ văn 10
- Tuần 8 sgk ngữ văn 10
- Tuần 9 sgk ngữ văn 10
- Tuần 10 sgk ngữ văn 10
- Tuần 11 sgk ngữ văn 10
- Tuần 12 sgk ngữ văn 10
- Tuần 13 sgk ngữ văn 10
- Tuần 14 sgk ngữ văn 10
- Tuần 15 sgk ngữ văn 10
- Tuần 16 sgk ngữ văn 10
- Tuần 17 sgk ngữ văn 10
- Tuần 18 sgk ngữ văn 10
- Tuần 19 sgk ngữ văn 10
- Tuần 20 sgk ngữ văn 10
- Tuần 21 sgk ngữ văn 10
- Tuần 22 sgk ngữ văn 10
- Tuần 23 sgk ngữ văn 10
- Tuần 24 sgk ngữ văn 10
- Tuần 25 sgk ngữ văn 10
- Tuần 26 sgk ngữ văn 10
- Tuần 27 sgk ngữ văn 10
- Tuần 28 sgk ngữ văn 10
- Tuần 29 sgk ngữ văn 10
- Tuần 30 sgk ngữ văn 10
- Tuần 31 sgk ngữ văn 10
- Tuần 32 sgk ngữ văn 10
- Tuần 33 sgk ngữ văn 10
- Tuần 34 sgk ngữ văn 10
- Tuần 35 sgk ngữ văn 10