Đề số 29: Hoàn cảnh ra đời Bình ngô đại cáo và giá trị của tác phẩm

Bình Ngô đại cáo (Nguyễn Trãi) là bản cáo tuyên bố cho toàn dân biết cuộc kháng chiến chống giặc Minh đã thắng lợi rực rỡ, đất nước chuyển sang giai đoạn mới - giai đoạn xây dựng hòa bình.

Bài làm

Bình Ngô đại cáo (Nguyễn Trãi) là bản cáo tuyên bố cho toàn dân biết cuộc kháng chiến chống giặc Minh đã thắng lợi rực rỡ, đất nước chuyển sang giai đoạn mới - giai đoạn xây dựng hòa bình. Cho đến tận bây giờ và chắc chắn mãi mãi về sau này, bài cáo vẫn chứa đựng những giá trị lớn lao.

Khi triều đại nhà Trần sụp đổ, đất nước rơi vào tay giặc Minh, nhiều cuộc khởi nghĩa nổ ra chống lại quân xâm lược nhưng đều chung kết cục thất bại. Lá cờ tụ nghĩa của Lê Lợi được phất lên ở Lam Sơn đã quy tụ về đó nhiều anh hùng, hào kiệt. Trong số đó có Nguyễn Trãi. Sau thời gian cầm cự xây dựng lực lượng (1418 - 1423), từ năm 1424, nghĩa quân Lam Sơn chuyển sang thời kỳ phản công. Cuối năm 1947, sau khi tiêu diệt và làm tan rã mười lăm vạn viện binh của giặc, quân ta đại thắng. Vương Thông buộc phải giảng hòa, chấp nhận rút quân về nước. Nước ta hoàn toàn thoát khỏi ách xâm lăng của giặc Minh. Đầu năm 1428, Lê Lợi lên ngôi Hoàng đế, đặt tên hiệu là Thuận Thiên, cử Nguyễn Trãi viết Bình Ngô đại cáo. Bài cáo ra đời trong lúc toàn quân, toàn dân ta vui mừng chào đón chiến thắng sau mười năm chiến đấu gian khổ, anh dũng. Với tinh thần nhân nghĩa cao cả và bằng tài năng kiệt xuất, vốn sống phong phú, Nguyễn Trãi đã viết nên áng “thiên cổ hùng văn” này.

Về phương diện nội dung, Bình Ngô đại cáo có ý nghĩa trọng đại của một bản tuyên ngôn độc lập được công bố vào tháng Chạp, năm Đinh Mùi (đầu năm 1948). Bài cáo mang ý nghĩa trọng đại của quốc gia, được công bố rộng khắp về việc dẹp yên giặc Ngô, tổng kết toàn diện cuộc kháng chiến chống xâm lược trong đó lên án tội ác của quân Minh, kể lại quá trình kháng chiến đầy gian khổ, hi sinh nhưng thắng lợi vẻ vang, ngợi ca lòng yêu nước tinh thần nhân nghĩa và tài trí thao lược của quân và dân ta.

Về phương diện nghệ thuật, đây là một văn bản chính luận tài tình. Với cảm hứng trữ tình sâu sắc, Bình Ngô đại cáo tố cáo tội ác kẻ thù xâm lược, ca ngợi cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Đây là một trong những văn bản thuộc thể cáo xuất sắc của văn học Việt Nam.

Các bài học liên quan
Đề số 24: Phân tích bài Bạch Đằng giang phú (Phú sông Bạch Đằng (Trương Hán Siêu) để chứng minh cho nhận định trong sách giáo khoa: Bạch Đằng giang phú là đỉnh cao nghệ thuật của thể phú trong văn học trung đại Việt Nam.
Đề số 23: Phân tích, so sánh lời ca của “khách” kết thúc bài Phú sông Bạch Đằng với bài thơ Sông Bạch Đằng (Bạch Đằng giang) của Nguyễn sưởng (bản dịch): Mồ thù như núi, cỏ cây tươi... Nửa do sông núi, nửa do người.
Đề số 21: Qua những lời thơ Thuật hoài Tỏ Lòng, anh (chị) thấy hình ảnh trưng nam nhi thời Trần mang về đẹp như thế nào? Điều đó có ý nghĩa gì với thế hệ trẻ hôm nay và ngày mai?
Đề số 19: Viết bài văn ngắn nêu suy nghĩ của anh (chị) về “nỗi thẹn” của Phạm Ngũ Lão được thể hiện qua câu thơ Tu thính nhân gian thuyết Vũ hầu (Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ hầu (Thuật hoài - Tỏ lòng).

Bài học nổi bật nhất

Đề thi lớp 10 mới cập nhật