Giải bài 5 - Trang 141 - SGK Hóa học 12
Hỗn hợp A chứa Fe và kim loại M có hóa trị...
- Bài học cùng chủ đề:
- Lý thuyết về sắt (Fe)
- Ngữ pháp tiếng anh hay nhất
5. Hỗn hợp A chứa Fe và kim loại M có hóa trị không đổi trong mọi hợp chất. Tỉ lệ số mol của M và E trong hỗn hợp là 1 : 3. Cho 19,2 gam hỗn hợp A tan hết vào dung dịch HCl thu được 8,96 lít khí H2 Cho 19,2 gam hỗn hợp A tác dụng hết với Cl2 thì cần dùng 13,32 lít khí Cl2. Xác định kim loại M và phần trăm khối lượng các kim loại trong hỗn hợp A. Các thể tích khí đo ở đktc.
Hướng dẫn giải.
Gọi số mol của M là x, số mol của Fe là 3x.
2M + 2nHCl -> 2MCln + nH2
x 0,5nx.
Fe + 2HCl -> FeCl2 + H2
3x 3x (mol)
\(n_{H_{2}}=0,5nx +3x = \frac{8,96}{22,4}=0,4\) (mol). (1)
2M + nCl2 -> 2MCln
x 0,5nx (mol)
\(n_{Cl_{2}}=0,5nx + 4,5x=\frac{12,32}{22,4}=0,55\) (2)
Giải hệ phương trình (1) và (2) => n = 2, x = 0,1.
=> mFe = 3.0,1.56 = 16,8 (gam) ; mM = 19,2 - 16,8 = 2,4 gam.
\(M_{M}=\frac{2,4}{0,1}=24\) (g/mol).
Vậy kim loại là Mg.
%Mg = 12,5% ; %Fe = 87,5%.
- Chương 1. este - lipit
- Chương 2. cacbohidrat
- Chương 3. amin, amino axit và protein
- Chương 4. polime và vật liệu polime
- Chương 5: đại cương về kim loại
- Chương 6. kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ, nhôm
- Chương 7. sắt và một số kim loại quan trọng
- Chương 8. phân biệt một số chất vô cơ
- Chương 9. hóa học và vấn đề phát triển kinh tế, xã hội, môi trường