Lý thuyết về hợp chất của sắt

Hợp chất sắt (II)

1. Hợp chất sắt (II)

- Có tính khử : tác dụng với axit HNO3 đặc nóng, Cl2, dung dịch KMO4 /H­2SO4…. :

                              Fe  -> Fe2++ 2e.

- Oxit và hiđroxit sắt (II) có tính bazơ : tác dụng với axit (HCl, H2SO4 loãng) tạo nên muối sắt (II).

- Được điều chế bằng phản ứng phân hủy, phản ứng trao đổi,… các hợp chất sắt (II) trong điều kiện không có không khí.

- Ứng dụng : muối FeSO4 được dùng làm chất diệt sâu bọ, pha chế sơn, mực nhuộm vải.

2. Hợp chất sắt (III)

- Có tính oxi hóa : tác dụng với một số kim loại, một số hợp chất có tính khử.

                            Fe3+ + 1e -> Fe2+  hoặc Fe3+ +3e  -> Fe

- Oxit và hiđroxit sắt (III) có tính bazơ : tác dụng với axit tạo thành muối sắt (III).

- Được điều chế bằng phản ứng thủy phân, phản ứng trao đổi,…

- Ứng dụng FeCl3 được dùng làm chất xúc tác, Fe2O3 được dùng để pha chế sơn chống gỉ.

Các bài học liên quan

Bài học nổi bật nhất

Đề thi lớp 12 mới cập nhật