Tục ngữ có câu: “Không thầy đố mày làm nên” và “Học thầy không tày học bạn”. Hai câu tục ngữ trên có mâu thuẫn không? Mỗi câu có điểm đúng, điểm chưa đúng như thế nào? Em hãy bình luận và nêu ý kiến của mình trong việc học thầy, học bạn như thế nào?

Kiến thức nhân loại mênh mông, vô tận, phải có nhà khoa học nghiên cứu, có người thầy giảng dạy thì lớp trẻ học sinh mới tiếp thu được. Vai trò người thầy trong nhà trường rất quan trọng, thầy dẫn dắt, hướng dẫn để học sinh tiếp thu, suy nghĩ...

BÀI LÀM

Kiến thức nhân loại mênh mông, vô tận, phải có nhà khoa học nghiên cứu, có người thầy giảng dạy thì lớp trẻ học sinh mới tiếp thu được. Vai trò người thầy trong nhà trường rất quan trọng, thầy dẫn dắt, hướng dẫn để học sinh tiếp thu, suy nghĩ... Từ xưa, nhân dân ta cũng đồng quan niệm đó nên có câu tục ngữ:

Không thầy đố mày làm nên.

Học trong nhà trường chưa đủ, phải học thêm ngoài xã hội và bạn bè để mở rộng kiến thức, nên tục ngữ có câu:

Học thầy không tày học bạn.

Quan niệm của nhân dân ta qua hai câu tục ngữ có gì màu thuẫn, có gì chưa thỏa đáng? Chúng ta nên hiểu việc học thầy và học bạn thế nào cho đúng?

Thực ra, xét cho cùng, hai câu tục ngữ này cũng chẳng mâu thuẫn nhau vì đều nói về vai trò của người thầy đối với người học. Hai câu chỉ khác nhau ở mức độ. Câu đầu coi người thầy dạy có vai trò, tác dụng quyết định tuyệt đối với người học. Câu sau không phủ nhận hoàn toàn mà chỉ khuyên thêm vai trò, tác dụng việc học thầy rộng hơn học bạn, học cuộc đời.

Hai câu tục ngữ đều có mặt đúng và mặt chưa đúng, hay nói chính xác hơn, cả hai câu đều nhìn nhận vấn đề chưa được thỏa đáng.

Nói “Không thầy đố mày làm nên” thì quả là đề cao vai trò của người thầy, coi người thầy có vai trò tuyệt đối trong việc học, trong sự trưởng thành của người học trò. Đúng là người thầy có vai trò rất lớn trong sự thành đạt, trong sự “làm nên” của người học trò nhưng không phải là quyết định tất cả. Người học trò còn có nỗ lực chủ quan, có sự phấn đấu bản thân để tiếp thu kiến thức, học hỏi tay nghề. Có những điều học hỏi được có khi không phải do ông thầy dạy cho mà còn là do tự mình tiếp nhận trong cuộc sống gia đình, bạn bè... chỉ bảo nữa.

Nhờ thầy chỉ bảo, nắm kiến thức, trò còn liên tưởng, suy ra, mở rộng, nâng cao, sáng tạo...

Nói: “Học thầy không tày học bạn”. Thì lại có phần hạ thấp vai trò của người thầy, đề cao không đúng mức vai trò của bạn bè trong quá trình học tập. Nếu nói rằng bạn bè có vai trò giúp đờ, hỗ trợ, bảo ban nhau để cùng học tập tốt hơn thì chúng ta dễ chấp nhận, nhưng nói “Không tày” thì quả là quá đáng. Hơn nữa bạn bè chỉ có thể giúp nhau học tốt khi biết thương yêu nhau, khi có cùng chung chí hướng, cùng nhau rèn luyện phấn đấu vươn lên. Trong việc học hành của mỗi người, không phải lúc nào ta cũng gặp được những người bạn tốt luôn luôn sẵn sàng chỉ bảo giúp đỡ chúng ta một cách chân thành vô tư. Cho nên, coi nhẹ vai trò, tác dụng của người thầy, đề cao việc học hỏi ở bạn bè, cho rằng ở bạn có kết quả hơn là học ở thầy là không đúng.

Chúng ta cần phải đánh giá hai câu tục ngữ này thế nào cho thấu tình đạt lý?

Trước hết, ở đây có đôi điều cần hiểu cho rõ để hiểu và thông cảm với lời nói của người xưa. Người bình dân xưa kia thường dùng những lời ngắn gọn, hàm súc để đúc kết kinh nghiệm sống và truyền đạt một ý tưởng có tính chất răn dạy. Để đạt mục đích đó, họ thường có lối nói phóng đại, một chiều để khẳng định. Đó thường là cách nói của tục ngữ. Hơn nữa, trong xã hội xưa, thì cả câu tục ngữ mà ta bàn đến ở đây không phải chỉ đề cập đến vấn đề giáo dục trong một nhà trường như nhà trường hiện nay. Nó có thể nói đến việc học chữ, mà chắc phần chủ yếu là nó nói đến việc học nghề. Nếu nói đến việc dạy nghề, học nghề thì trong cả hai câu đó, phần đúng sẽ nhiều hơn. Chúng ta cũng cần biết rằng cách dạy chữ, học chữ ngày xưa cũng chẳng khác bây giờ nhiều lắm. Ngày xưa đâu có trường hợp như chúng ta bây giờ. Ngày xưa chỉ có một ông thầy (mà người ta gọi là thầy đồ nho), ông thầy này dạy tất cả, người học trò có khi phải theo học ông thầy này suốt cả cuộc đời cho đến khi thành đạt, học từ những chữ đơn giản đầu tiên cho đến tứ thư, ngũ kinh của thánh hiền... Cho nên có câu: “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư” (một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy) là vậy. Còn trong học nghề (nghề thợ mộc, thợ rèn, thợ đóng cối v.v… chẳng hạn khi có người thầy chỉ dạy những hiểu biết và thao tác cơ bản lúc ban đầu, còn phần lớn người học đạt tới thành công, tinh thông nghề nghiệp là do quá trình hoạt động nghề nghiệp và do các bạn thợ chỉ bảo là chính. Hiểu như vậy, chúng ta chắc sẽ đánh giá được hai câu tục ngữ này đúng hơn.

Tuy nhiên, lời hay ý đẹp của người xưa là để chúng ta áp dụng vào hoàn cảnh ngày nay. Trong học tập ở nhà trường hiện nay, chúng ta phải thấy được rằng hai câu tục ngữ này thật đáng ghi nhớ. Nó bổ sung ý nghĩa cho nhau để cùng nhau đi tới chân lý. Nó chỉ cho chúng ta hai nơi học hỏi tốt nhất: học ở thầy và học ở bạn: Người thầy dạy là người có trình độ hiểu biết cao, có khả năng sư phạm, còn học bạn lại có thực tế, cùng trang lứa, suy rộng ra, học ngoài xã hội. Hai câu tục ngữ đều có giá trị cả.

Các bài học liên quan
Bài số 130: Thuyết minh về hoa đào.
Bài số 29: Thuyết minh về hoa mai.
Bài số 127: Người thầy của tuổi thơ.

Bài học nổi bật nhất

Đề thi lớp 9 mới cập nhật