Soạn bài Sự việc và nhân vật trong văn tự sự trang 37 SGK Văn 6

Câu 2: a) Đọc lại truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh và cho biết: - Ai là nhân vật chính, có vai trò quan trọng nhất? - Ai là nhân vật được nói đến nhiều nhất?

Câu 1: Xem các sự việc trong truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh:

(1)  Vua Hùng kén rể.

(2)   Sơn Tinh, Thủy Tinh đến cầu hôn.

(3)  Vua Hùng ra điều kiện kén rể.

(4)  Sơn Tinh đến trước, được vợ.

(5)  Thủy Tinh đến sau, tức giận, dâng nước đánh Sơn Tinh.

(6)  Hai bên giao chiến hàng tháng trời, cuối cùng Thủy Tinh thua, rút về.

(7)  Hằng năm Thủy Tinh lại dâng nước đánh Sơn Tinh, nhưng đều thua.

a)   Em hãy chỉ ra sự việc khởi đầu, sự việc phát triển, sự việc cao trào và sự việc kết thúc trong các sự việc trên và cho bết mối quan hệ của chúng.

b)   Sự việc trong văn tự sự phải được kể cụ thể: do ai làm, việc xảy ra ở đâu, lúc nào, nguyên nhân, diễn biến, kết quả. Em hãy chỉ ra sáu yếu tố đó trong truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh. Theo em có thể xóa bỏ yếu tô" thời gian và địa điểm trong truyện này được không, vì sao? Việc giới thiệu Sơn Tinh có tài có cần thiết không? Nếu bỏ sự việc vua Hùng ra điều kiện kén rể đi có được không? Việc Thủy Tinh nổi giận có lí hay không? Lí ấy ở những việc nào?

c)  Em hãy cho biết sự việc nào thể hiện mối thiện cảm của người kể đối với Sơn Tinh và vua Hùng? Việc Sơn Tinh thắng Thủy Tinh nhiều lần có ý nghĩa gì? Có thể để cho Thủy Tinh thắng Sơn Tinh được không? Vì sao? Có thể xóa bỏ sự việc "Hằng nám Thủy Tinh lại dâng nước..” được không? Vì sao?

Trả lời:

a)   Sự việc khởi đầu: (1) Vua Hùng kén rể.

-   Sự việc phát triển: (2), (3), (4).

-   Sự việc cao trào: (5), (6).

-  Sự việc kết thúc: (7)

*   Môi quan hệ nhân quả giữa các sự việc trên: Sự việc trước là nguyên nhân của sự việc sau. Sự việc sau là kết quả của sự việc trước và lại là nguyên nhân của sự việc sau nữa.

Các sự việc móc nối với nhau trong mốì quan hệ rất chặt chẽ, không thể đảo lộn, không thể bỏ bớt một sự việc nào.

b)   Sáu yếu tố cụ thể cần thiết của sự việc trong truyện là:

-  Ai làm? (nhân vật): Hùng Vương, Sơn Tinh, Thủy Tinh.

-  Xảy ra ở đâu?: Ớ Phong Châu, đất của vua Hùng.

-  Xảy ra lúc nào?: Xảy ra thời Hùng Vương.

-  Nguyên nhân: Sự ghen tuông dai dẳng của Thủy Tinh.

-  Diễn biến: Những trận đánh nhau dai dẳng của hai thần hằng năm.

-   Kết quả: Thủy Tinh thua nhưng không cam chịu. Hằng năm cuộc chiến giữa hai thần vẫn xảy ra.

Không thể xóa bỏ yếu tố thời gian và địa điểm trong truyện được, vì: cốt truyện sẽ thiếu sức thuyết phục, không còn mang ý nghĩa truyền thuyết.

Việc giới thiệu Sơn Tinh có tài là rất cần thiết vì như thế thì mới có thể chông chọi nổi với Thủy Tinh.

Nếu bỏ sự việc vua Hùng ra điều kiện kén rể cũng không được, vì không có lí do để hai thần thi tài.

Việc Thủy Tinh nối giận có lí, vì:

-   Thần rất kiêu ngạo, cho rằng mình chẳng kém Sơn Tinh. Nay chỉ vì chậm chân mà mất vợ, nên thật tức.

-  Tính ghen tuông ghê gớm của Thủy Tinh.

c)  Sự việc thể hiện mối thiện cảm của người kể với Sơn Tinh và vua Hùng:

-  Giọng kể trang trọng, thành kính khi nhắc đến vua Hùng và Sơn Tinh.

-    Điều kiện kén rể có lợi cho Sơn Tinh, bất lợi cho Thủy Tinh. Đó là dụng ý của vua Hùng.

*   Việc Sơn Tinh thắng Thủy Tinh nhiều lần có ý nghĩa con người khắc phục, vượt qua lũ lụt, đắp đê thắng lợi.

*   Không thể đế cho Thủy Tinh thắng Sơn Tinh, vì như thế là con người thất bại, nhân dân ta phải chìm trong biển nước.

*   Không thể xóa bỏ sự việc "Hằng năm, Thủy Tinh lại dâng nước... Vì đó là hiện tượng xảy ra hằng năm ở nước ta, là quy luật thiên nhiên.

Câu 2: a) Đọc lại truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh và cho biết:

-  Ai là nhân vật chính, có vai trò quan trọng nhất?

-  Ai là nhân vật được nói đến nhiều nhất?

-   Ai là nhân vật phụ? Nhân vật phụ có cần thiết không? Có thể bỏ được không?

a)    Hãy cho biết các nhân vật trong truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh được kể như thê nào?

Trả lời:

a)    Trong truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh nhân vật chính có vai trò quan trọng nhất là Sơn Tinh và Thủy Tinh.

-  Nhân vật được nói tới nhiều nhất: Thủy Tinh.

-   Nhân vật phụ: Hùng Vương, Mị Nương. Tuy là nhân vật phụ nhưng họ lại rất cần thiết không thể bỏ được, vì nếu bỏ thì câu chuyện có nguy cơ chệch hướng hoặc đổ vỡ.

b)   Các nhân vật trong truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh được kể bằng cách:

-  Gọi tên, đặt tên: Hùng Vương, Mị Nương, Sơn Tinh, Thủy Tinh

-   Được giới thiệu lai lịch, tính tình, tài năng.

-  Kể việc làm.

Nhân

vât

Tên gọi

Lai lịch

Chân

dung

Tài năng

Việc làm

Vua

Hùng

Vua

Hùng

thứ mười tám

không

không

kén rể

Sơn

Tinh

Sơn

Tinh

ở vùng núi Tản Viên

không

có nhiều tài lạ, đem sính lễ dến trước cầu hôn

bốc từng quả quả đồi, dời từng dãy núi, ngăn chặn dòng nước...

Thủy

Tinh

Thủy

Tinh

ở miền biển

không

tài năng không kém: gọi gió, gió đến, hô mưa mưa, ra về.

dâng nước đánh Sơn Tinh...

Mị

Nương

Mị

Nương

con vua Hùng thứ mười tám

người đẹp như hoa

không

theo Sơn Tinh về núi

Lạc hầu

Lạc hầu

đời vua Hùng thứ mười tám

không

không

bàn việc cùng vua

dayhoctot.com
Các bài học liên quan
Em hãy đóng vai Lê Lợi kể lại truyện sự tích Hồ Gươm

Bài học nổi bật nhất

Đề thi lớp 6 mới cập nhật