Soạn bài Phương pháp tả cảnh trang 45 SGK Văn 6

Văn bản thứ hai tả quang cảnh gì? Người viết đã miêu tả cảnh vật ấy theo một thứ tự nào?

Câu 1: Đọc ba văn bản ở mục I. SGK và trả lời các câu hỏi:

a) Văn bản đầu miêu tả hình ảnh dượng Hương Thư, trong một chặng đường của vượt thác. Tại sao có thế nói, qua hình ảnh nhân vật, ta có thể hình dung được những nét tiêu biểu ở khúc sông có nhiều thác dữ?

b) Văn bản thứ hai tả quang cảnh gì? Người viết đã miêu tả cảnh vật ấy theo một thứ tự nào?

c) Văn bản thứ ba là một bài văn miêu tả có ba phần tương đối trọn vẹn. Em hãy chỉ ra và tóm tắt các ý của mỗi phần. Từ dàn ý đó hãy nhận xét về thứ tự miêu tả của tác giả trong đoạn văn.

Trả lời:

a) Qua hình ảnh dượng Hương Thư, người đọc phần nào có thể hình dung được cảnh sắc ở khúc sông có nhiều thác dữ. Đó là bởi vì người vượt thác đã phải đem hết gân sức, tinh thần để chiến đấu cùng thác dữ: hai hàm răng cắn chặt, cặp mắt nảy lửa, quai hàm bạnh ra, bắp thịt cuồn cuộn ...(nhờ ngoại hình và động tác).

b)    Đoạn văn tả cảnh dòng sông Năm Căn.

-   Người viết đã miêu tả cảnh theo trình tự từ dưới sông lên bờ, cũng là từ gần đến xa.

c)     Đoạn văn của Ngô Văn Phú có 3 phần:

-   Phần mờ đầu: từ “Luỹ làng là một vành đai” đến “màu của luỹ”: Giới thiệu khái quát vể luỹ tre làng (phẩm chất, hình dáng và màu sắc).

-  Phần thứ hai: tiếp theo đến “không rõ”: Lần lượt miêu tả cụ thể ba vòng tre của luỹ làng như thế nào.

-  Phần ba: Còn lại: Phát biểu cảm nghĩ và nhận xét về loài tre.

*  Trình tự miêu tả:

Tác giả miêu tả từ khái quát đến cụ thể, từ ngoài vào trong (trình tự không gian )

Các bài học liên quan
Soạn bài Buổi học cuối cùng - Ngắn gọn nhất
Soạn bài Buổi học cuối cùng trang 49 SGK Văn 6

Bài học nổi bật nhất

Đề thi lớp 6 mới cập nhật