Soạn bài Lao xao trang 110 SGK Văn 6
Câu 4: Bài văn đã cho em những hiểu biết gì mới và những tình cảm như thế nào về thiên nhiên, làng quê qua hình ảnh các loài chim?
- Bài học cùng chủ đề:
- Luyện tập bài Lao xao trang 114 SGK Văn 6
- Ngữ pháp tiếng anh hay nhất
Câu 1: Đọc bài văn Lao xao (Duy Khán) và trả lời các câu hỏi:
a) Thống kê theo trình tự tên của các loài chim được nói đến.
b) Tìm xem các loài chim có được sắp xếp theo từng nhóm loài gần nhau hay không?
c) Tìm hiểu cách dẫn dắt lời kể, cách tả, cách xâu chuỗi hình ảnh, chi tiết.
Trả lời:
a) Các loài chim được nói đến trong bài văn: bổ các, chim ri, chim sáo, sáo sậu SÁ- đen, tu hú, bìm bịp, diều hâu, quạ đen, quạ khoang, chim cắt, chèo bèo.
b) Các loài chim được sắp xếp theo từng nhóm loài gần nhau, cụ thể:
- Chim hiền
- Chim dữ
- Loài chim đánli lùi lũ chim ác
c) Lời kể rất tự nhiên.
- Cách tả mỗi con vật đều rất độc đáo, rất dặc trưng cho hoạt động của mỗi loài. Nhờ nhân hoá mà thế giới chim như thế giới con người rất sinh động.
- Cách xâu chuỗi các hình ảnh chi tiết rất hợp lí và bất ngờ, chẳng hạn: Ai nghe tiếng bìm bịp kêu - nghĩ tới ông sư hổ mang lừa bịp chết mà hoá nên loài chim này.
—> Ông ta tự nhận mình bịp nên tiếng chim là “bìm bịp".
-> Ông khoác áo nâu bởi nhà sư mặc đồ nâu -> Chui rúc trong các bụi cây và là kẻ ác -> Chim kêu thì chim ác, chim xâu mới ra mặt.
Câu 2: Nhận xét nghệ thuật miêu tả các loài chim. Cụ thể:
a) Chúng được miêu tả về những phương diện nào và mỗi loài được miêu tả kĩ ở điểm gì? (hình dạng, màu sắc, tiếng kêu hoặc hót, hoạt động và đặc tính).
b) Kết hợp tả và kể như thế nào? Tìm những dẫn chứng cho thấy các loài chim được tả trong môi trường sinh sống, hoạt động của chúng và trong mối quan hệ giữa các loài.
c) Nhận xét về tài quan sát và tình cảm của tác giả với thiên nhiên, làng quê qua việc miêu tả các loài chim.
Trả lời:
a) Cách miêu tả các loài chim:
- Bồ các: tiếng kêu các các, vừa bay vừa kêu cứ như bị ai đuổi đánh.
- Diều hâu: mũi khoầm, đánh hơi tinh lắm.
- Chèo bẻo: những mũi tên đen, mang hình đuôi cá từ đâu tới tấp bay đến. Ngày mùa chúng thức suốt đêm, mới tờ mờ đất nó đã cất tiếng gọi người “chè cheo chét”.
- Chim cắt: cánh nhọn như dao bầu chọc tiết lợn, khi đánh nhau chỉ xỉa bằng cánh.
b) Kết hợp giữa kể và tả trong môi trường sinh sống hoạt động của chúng và trong mối quan hệ các loài:
- Nhạn vùng vẫy tít mây xanh “chéc chéc”.
- Tu hú đến khi mùa vải chín, khi quả hết, nó bay đi đâu biệt.
- Bìm bịp kêu thì chim ác mới ra mặt.
- Diều hâu bắt gà con, chim cắt xỉa chết bồ câu, chèo bẻo đánh bồ câu và chim cắt.
* Kết hợp tả với kể và bình luận:
- Chuyện con sáo nhà bác Vui tọ toẹ học nói, chuyện kể về sự tích con bìm bịp...
- Nói về họ nhà sáo: Họ của chúng đều hiền cả. Chúng đều mang vui đến cho giời đất.
- Nói về chèo bẻo: Chúng nó trị kẻ ác. Thì ra, người có tội khi trở thành người tốt thì tốt lắm.
- Nói vể chim cắt: Chúng là loài quỷ đen, vụt đến, vụt biến... cho đến nay chưa có loài chim nào trị được nó.
c) Qua sự miêu tả trong bài văn này, không chỉ thấy tác giả có vốn hiểu biết phong phú, tỉ mỉ vể các loài chim ở làng quê mà chúng ta còn cảm nhận được tình cảm yêu mến và gắn bó với thiên nhiên làng quê. Đặc biệt nhà văn vẫn giữ được nguyên vẹn cho mình cái nhìn và những cảm xúc hồn nhiên của tuổi thơ khi kể và tả vể thiên nhiên làng quê.
Câu 3: Trong bài có sử dụng nhiều chất liệu văn hoá dân gian như thành ngữ, đồng dao, kể chuyện. Hãy tìm các dẫn chứng.
Cách cảm nhận đậm chất dân gian về các loài chim trong bài tạo nên nét đặc sắc gì và có điều gì chưa xác đáng?
Trả lời:
Những yếu tố vần hoá dân gian trong bài:
- Đồng dao: Bồ các là bác chim ri... là chú bồ các...
- Thành ngữ: Dây mơ, rễ má; Kể cắp gặp bà già; lia lia láu láu như quạ vào chuồng lợn.
- Truyện cổ tích: Sự tích chim bìm bịp, Sự tích chim chèo bẻo.
* Chất văn hoá dân gian còn thấm đượm trong cái nhìn và cảm xúc của người kể vể các loài chim và cuộc sống ở làng quê. Đó là cách nhìn chúng trong mối quan hệ với con người, với công việc nhà nông, là những thiện cảm hoặc ác cảm với từng loài chim theo những quan niệm phổ biến và lâu đời trong dân gian, đôi khi gán cho chúng những tính nết hay phẩm chất như của con người (ví dụ: các nhận xét về bìm bịp, chèo bẻo). Trong những quan niệm dân gian ấy, bên cạnh nét hồn nhiên, chất phác, không phải không có những hạn chế của cách nhìn mang tính định kiến, thiếu căn cứ khoa học (ví dụ: từ chuyện về sự tích chim bìm bịp mà cho rằng chỉ khi con chim này kêu thì các loài chim ác, chim dữ mới ra mặt...)
Câu 4: Bài văn đã cho em những hiểu biết gì mới và những tình cảm như thế nào về thiên nhiên, làng quê qua hình ảnh các loài chim?
Trả lời:
Bài văn đã cho em thêm yêu mến cảnh sắc quê hương, làng quê và thế giới các loài chim ở đồng quê.
dayhoctot.com
- Các thể loại văn tham khảo lớp 6
- Bài 1 sgk ngữ văn 6
- Bài 2 sgk ngữ văn 6
- Bài 3 sgk ngữ văn 6
- Bài 4 sgk ngữ văn 6
- Bài 5 sgk ngữ văn 6
- Bài 6 sgk ngữ văn 6
- Bài 7 sgk ngữ văn 6
- Bài 8 sgk ngữ văn 6
- Bài 9 sgk ngữ văn 6
- Bài 10 sgk ngữ văn 6
- Bài 11 sgk ngữ văn 6
- Bài 12 sgk ngữ văn 6
- Bài 13 sgk ngữ văn 6
- Bài 14 sgk ngữ văn 6
- Bài 15 sgk ngữ văn 6
- Bài 16 sgk ngữ văn 6
- Bài 17 sgk ngữ văn 6
- Bài 18 sgk ngữ văn 6
- Bài 19 sgk ngữ văn 6
- Bài 20 sgk ngữ văn 6
- Bài 21 sgk ngữ văn 6
- Bài 22 sgk ngữ văn 6
- Bài 23 sgk ngữ văn 6
- Bài 24 sgk ngữ văn 6
- Bài 25 sgk ngữ văn 6
- Bài 26 sgk ngữ văn 6
- Bài 27 sgk ngữ văn 6
- Bài 28 sgk ngữ văn 6
- Bài 29 sgk ngữ văn 6
- Bài 30 sgk ngữ văn 6
- Bài 31 sgk ngữ văn 6
- Bài 32 sgk ngữ văn 6