Soạn bài Hoán dụ trang 82 SGK Văn 6
Câu 1: Đọc câu thơ sau và trả lời câu hỏi bên dưới. Câu 2: Đọc các câu thơ a, b, c trong mục II. SGK và trả lời các câu hỏi.
- Bài học cùng chủ đề:
- Luyện tập bài Hoán dụ trang 84 SGK Văn 6
- Ngữ pháp tiếng anh hay nhất
Câu 1: Đọc câu thơ sau và trả lời câu hỏi bên dưới:
Áo nâu liền với áo xanh
Nông thôn cùng với thị thành đứng lên
1. Các từ ngữ in đậm trong câu thơ chi ai?
2. Giữa áo nâu, áo xanh, nông thôn, thị thành với sự vật được chỉ có mối quan hệ như thế nào?
3. Nêu tác dụng của cách diễn đạt này.
Trả lời:
1. Áo nâu, áo xanh: chỉ những người nông dân và công nhân.
Nông thôn và thị thành: chỉ những người sống ở nông thôn và sống ở thành thị.
2. Giữa áo nâu, áo xanh với sự vật được chỉ có mối quan hệ giữa đặc điểm, tính chất: người nông dân thường mặc áo nâu, còn người công nhân thường mặc áo xanh khi làm việc.
- Giữa nông thôn, thị thành với sự vật được chỉ có mối quan hệ giữa vật chứa đựng (nông thôn, thị thành) với vật bị chứa đựng (những người sống ở nông thôn và thành thị).
3. Cách dùng như trên ngắn gọn, tăng tính hình ảnh và hàm súc cho câu văn, nêu bật được đặc điểm của những người được nói đến.
Câu 2: Đọc các câu thơ a, b, c trong mục II. SGK và trả lời các câu hỏi:
1. Em hiểu các từ ngữ in đậm trong các câu thơ như thế nào?
2. Giữa bàn tay với sự vật mà nó biểu thị trong ví dụ a, một và ba với số lượng mà nó biểu thị trong ví dụ b, đổ máu với hiện tượng mà nó biểu thị trong ví dụ c có quan hệ như thế nào?
3. Từ những ví dụ đã phân tích ở phần trên, hãy liệt kê một số kiểu quan hệ thường được sử dụng để tạo ra phép hoán dụ.
Trả lời:
1+2: a) Bàn tay- một bộ phận của con người, được dùng thay cho người lao động nói chung (quan hệ bộ phận - toàn thể).
b) Một, ba- số lượng cụ thể, được dùng thay cho số ít và số nhiều nói chung (quan hệ cụ thể - trừu tượng).
c) Đổ máu - dấu hiệu, thường được dùng thay cho sự hi sinh, mất mát nói chung (quan hệ dấu hiệu của sự vật - sự vật). Trong bài thơ của Tố Hữu, đổ máu chỉ dấu hiệu của chiến tranh.
3. Một số kiểu quan hệ thường được sử dụng để tạo phép hoán dụ:
- Lấy bộ phận để gọi toàn thể.
- Lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng.
- Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật.
- Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng.
- Từ khóa:
- Lớp 6
- Ngữ Văn Lớp 6
- Môn Ngữ Văn
- Hoán dụ
- Văn mẫu lớp 6
- Các thể loại văn tham khảo lớp 6
- Bài 1 sgk ngữ văn 6
- Bài 2 sgk ngữ văn 6
- Bài 3 sgk ngữ văn 6
- Bài 4 sgk ngữ văn 6
- Bài 5 sgk ngữ văn 6
- Bài 6 sgk ngữ văn 6
- Bài 7 sgk ngữ văn 6
- Bài 8 sgk ngữ văn 6
- Bài 9 sgk ngữ văn 6
- Bài 10 sgk ngữ văn 6
- Bài 11 sgk ngữ văn 6
- Bài 12 sgk ngữ văn 6
- Bài 13 sgk ngữ văn 6
- Bài 14 sgk ngữ văn 6
- Bài 15 sgk ngữ văn 6
- Bài 16 sgk ngữ văn 6
- Bài 17 sgk ngữ văn 6
- Bài 18 sgk ngữ văn 6
- Bài 19 sgk ngữ văn 6
- Bài 20 sgk ngữ văn 6
- Bài 21 sgk ngữ văn 6
- Bài 22 sgk ngữ văn 6
- Bài 23 sgk ngữ văn 6
- Bài 24 sgk ngữ văn 6
- Bài 25 sgk ngữ văn 6
- Bài 26 sgk ngữ văn 6
- Bài 27 sgk ngữ văn 6
- Bài 28 sgk ngữ văn 6
- Bài 29 sgk ngữ văn 6
- Bài 30 sgk ngữ văn 6
- Bài 31 sgk ngữ văn 6
- Bài 32 sgk ngữ văn 6