BÁNH CHƯNG, BÁNH GIẦY (Tự học có hướng dẫn)

Truyền thuyết Bánh chưng, bánh giầy vừa giải thích nguồn gốc của bánh chưng, bánh giầy, vừa phản ánh thành tựu văn minh nông nghiệp ở buổi đầu dựng nước với thái độ đề cao lao động, đề cao nghề nông và thể hiện sự thờ kính Trời, Đất, tổ tiên của nhân dân ta.

I. KIẾN THỨC CƠ BẢN

a. Truyền thuyết Bánh chưng, bánh giầy vừa giải thích nguồn gốc của bánh chưng, bánh giầy, vừa phản ánh thành tựu văn minh nông nghiệp ở buổi đầu dựng nước với thái độ đề cao lao động, đề cao nghề nông và thể hiện sự thờ kính Trời, Đất, tổ tiên của nhân dân ta.

b. Truyện có nhiều chi tiết nghệ thuật tiêu biểu cho truyện dân gian (nhân vật chính Lang Liêu - trải qua cuộc thi tài, được thần giúp đỡ và được nối ngôi vua, v.v...).

II. MỘT SỐ NỘI DUNG MỚI VÀ KHÓ

- Có quan điểm đã xếp truyện Bánh chưng, bánh giầy vào loại truyện cổ tích vì căn cứ vào tiêu chí nhân vật chính. Nhân vật Lang Liêu trong truyện là một người em út, người mồ côi - những người thường chịu nhiều thiệt thòi trong gia đình, xã hội; mang phẩm chất tài năng. Lang Liêu thuộc kiểu nhân vật của loại truyện cổ tích. Ý nghĩa của truyện là đề cao người em út, người mồ côi.

Tuy nhiên, truyện gắn với một thời đại lịch sử cụ thể là thời đại Hùng Vương; và trong tâm lí nhân dân, ai cũng tin là truyện có thật (mặc dù truyện có một số chi tiết thần kì, hư cấu). Vì vậy, chúng ta có thể xếp truyện Bánh chưng, bánh giầy nghiêng về truyền thuyết.

- Truyện đề cập đến tư tưởng trọng nông của người Việt. Trong hai mươi người con của vua Hùng, thần chỉ giúp Lang Liêu - người con út, bởi vì Lang Liêu chăm chỉ việc đồng áng, mà nghề nông (nghề trồng lúa nước) là nghề chính của người Việt. Giúp Lang Liêu là ý thần, đồng thời cũng hợp với lòng dân.

Thần dạy: “Trong trời đất, không gì quý bằng hạt gạo... Hãy lấy gạo làm bánh mà lễ Tiên vương”, mà bánh được làm bằng gạo, sản phẩm của nghề nông, phải có công sức của người lao động mới tạo thành, bánh là ý thần, của chí vua và là sáng tạo của người anh hùng văn hóa Lang Liêu.

Truyện Bánh chưng, bánh giầy giải thích nguồn gốc của hai loại bánh này và phong tục làm hai loại bánh vào dịp Tết của người Việt. Ngoài ra, truyện còn có ý nghĩa đề cao lao động, đề cao nghề nông; ca ngợi tấm lòng thơm thảo của con cái đối với cha mẹ.

- Yếu tố thần kì trong truyện chỉ giúp cho tài năng con người phát triển, đức độ tỏa sáng chứ không làm cho con người bé nhỏ đi trước uy lực của thần. Thần chi mách bảo Lang Liêu làm bánh chứ không làm thay cho chàng.

- Nét độc đáo của truyện còn là hình dáng của bánh (bánh chưng vuông, bánh giầy tròn) gắn với quan niệm “trời tròn, đất vuông” của người xưa. Bánh giầy là tượng hình bầu trời còn bánh chưng là tượng hình mặt đất. Cũng có quan niệm cho rằng bánh giầy biểu trung cho chiếc bánh chưng biểu trưng cho mẹ.

Hai loại bánh tích tụ vù trụ, đất trời, cầm thú, cỏ cây và cả tình người đùm bọc lẫn nhau. Đánh có hương vị của quê hương đất nước, của hồn thiêng dân tộc, của ý chí cha ông.

III. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP

1. Vua hùng chọn người nối ngôi trong hoàn cảnh nào, với ý định ra sao và bằng hình thức gì?

Gợi ý:

- Hoàn cảnh để vua Hùng chọn người nối ngôi:

Giặc ngoại xâm đã bị đánh dẹp, nhưng dân có ấm no, ngai vàng mới vững. Vua Hùng tuổi đã cao không thể tiếp tục trị vì. Nhưng nhà vua lại có tới hai mươi người con trai, phân vân không biết chọn ai vào ngai vàng cho xứng đáng.

- Ý định của nhà vua:

Nhà vua muốn chọn cho được người có thể nối được chí hướng của mình. Cụ thể được biểu hiện qua câu: "... người nối ngôi ta phải nối được chí ta, không nhất thiết phải là con trưởng”. Qua câu nói của nhà vua, chứng minh một sự đúng đắn trong cách nhìn nhận người đứng đầu đất nước. Người đứng đầu theo nhà vua phải là người tài giỏi, phải thể hiện được cái chí. Đây là một tư tưởng tiến bộ khi nó không chịu sự ràng buộc bởi các luật lệ triều đình là truyền ngôi cho con trưởng.

- Hình thức chọn tuyển:

Thông qua việc làm cỗ để cúng Tiên vương. Nhưng cái chính ở đây là qua việc làm cỗ, các con của nhà vua phải thể hiện được cái chi chứ không phải là cái tài làm ra các mâm cỗ.

2. Vì sao trong các con vua, chỉ có Lang Liêu được thần giúp đỡ?

Theo quan niệm xưa, những người nghèo khó, gặp bất hạnh sống hiền lành, chịu thương chịu khó cần được đền bù một cách xứng đáng. Trong trường hợp này, Lang Liêu là người bất hạnh (mẹ chàng trước kia bị vua cha ghẻ lạnh, ốm mà chết). Chính vì lẽ đó, vị thần ở câu truyện là hiện thân cho ước muốn của dân gian về sự công bằng đó. Thần đã chỉ đường cho Lang Liêu đem những gì mình có mà dâng hiến và thể hiện ý chí của mình. Ý của thần cũng là ý của nhân dân. Đó là ý chí trọng nghề nông với việc làm ra hạt thóc nuôi sống con người.

3. Vì sao hai thứ bánh của Lang Liêu được vua cha chọn để tế Trời, Đất, Tiên vương và Lang Liêu được chọn nối ngôi vua?

Lí do để vua Hùng chọn hai thứ bánh của Lang Liêu đem tế Trời, Đất và Tiên vương đó là: Lang Liêu đã làm vừa ý vua cha; được thể hiện qua câu nói của Hùng vương: “Lang Liêu đã dâng lễ vật hợp với ý ta”. Ý chí của Vua hùng cũng là tư tưởng của tổ tiên người Việt: trọng nông và yêu quý sức lao động của con người. Việc vua cha không chọn những mâm cỗ có những món sơn hào hải vị mà chọn hai thứ bánh làm bằng hạt gạo đã thể hiện quan niệm đề cao tư tưởng trọng nông khuyến khích sự phát triển của ngành nông nghiệp lúa nước. Chiếc bánh làm bằng những hạt gạo một nắng hai sương mới làm ra đã kết tinh được ý nguyện của nhân dân, của trời đất. Như thế, Lang Liêu được sự tin tưởng và giao trọng trách đó là hoàn toàn phù hợp và xứng đáng.

4. Hãy nêu ý nghĩa của truyền thuyết Bánh chưng, bánh giầy?

- Thể hiện tư tưởng trọng nông nghiệp, yêu quý sức lao động và các sản phẩm làm ra từ nghề nông. Chiếc bánh loại vuông, loại tròn đại diện cho trời đất là sự phù hợp của ý thần (thuận theo tự nhiên), của lòng dân (thuận theo lòng người) đã kết tinh sức mạnh văn hóa của con người Việt Nam.

- Truyện cùng giải thích tục làm bánh chưng, bánh giầy trong ngày Tết và việc giá trị của những chiếc bánh trong đời sống tâm linh của người Việt.

IV. LUYỆN TẬP

(Phần này các em tự làm)

Các bài học liên quan
Đề 23. Em chuẩn bị múc nước để tưới cho cây trong vườn thì thấy một chú bọ hung mắc nạn. Em thương tình cứu giúp rồi có một cuộc trò chuyện thú vị với chú bọ hung. Hãy đóng vai chú bọ hung ấy để kể lại truyện Thạch Sanh.

Bài học nổi bật nhất

Đề thi lớp 6 mới cập nhật