Đề số 91: Viết đoạn văn bàn luận vấn đề: Ai cũng có cuộc sống, nhưng chỉ có một số người mới có một cuộc sống đích thực
Ai từng đọc Hăm-let- vở bi kịch nổi tiếng của đại văn hào Sếch-xpia chắc hẳn không quên câu nói bất hủ của nhân vật chính “To be or not to be?” (“Tồn tại hay không tồn tại?”).
- Bài học cùng chủ đề:
- Đề số 90: Viết đoạn văn bản về tính độc lập, tự chủ trong học tập.
- Đề số 89: Viết bài văn ngắn bàn về việc tại sao phải nâng cao ý thức chấp hành luật lệ giao thông.
- Đề số 88: Viết đoạn văn nêu suy nghĩ của anh (chị) về việc nói “cảm ơn” và “xin lỗi” trong đời sống hàng ngày.
- Ngữ pháp tiếng anh hay nhất
Bài làm
Ai từng đọc Hăm-let- vở bi kịch nổi tiếng của đại văn hào Sếch-xpia chắc hẳn không quên câu nói bất hủ của nhân vật chính “To be or not to be?” (“Tồn tại hay không tồn tại?”). Câu nói chứa đựng vấn đề xã hội lớn lao ấy không chỉ làm nên chiều sâu, giá trị nhân văn cao cả của tác phẩm văn học, nó còn là kim chỉ nam hướng đạo cho mỗi người trong hành trình sống của mình. Lẽ tất nhiên, không phải ai cũng nhận ra ý nghĩa đó bởi thực tế cuộc sống cho chúng ta thấy Ai cũng có cuộc sống, nhưng chỉ có một số người mới có một cuộc sống đích thực. Mỗi sinh linh ngay khi lọt lòng mẹ đều được trao một sinh mệnh, một cuộc đời. Chúng ta sẽ được sống, chính xác hơn là được tồn tại trong xã hội, được quyền sở hữu cuộc sống của chính mình - cuộc sống độc lập. Quyền sở hữu này ở mỗi người không bị bất cứ điều gì giới hạn, ràng buộc, bất kể người đó là ai. Người da đen, người da trắng, da vàng, người giàu, người nghèo, người cao to, người thấp bé... ai được sinh ra làm người cũng đều được ban tặng cuộc sống riêng, cuộc sống của cá nhân. Ai cũng có cuộc sống là điều hiển nhiên, không thể phủ nhận được. Nhưng liệu rằng mỗi người có thực sự sống và biết hướng tới cuộc sống đích thực không - đó mới là điều cốt yếu. Cuộc sống đích thực là cuộc sống chứa đựng những ý nghĩa, những giá trị cao đẹp của đời sống. Cuộc sống của mỗi người có ý nghĩa hay không hay nói cách khác, mỗi người có tìm được nghĩa lý trong cuộc sống của mình hay không là tùy thuộc vào chính bản thân họ. Thực ra, khó có thể nói cho chính xác thế nào mới là cuộc sống có ý nghĩa, cuộc sống đích thực. Nhưng chúng ta có thể thấy rằng mọi ý nghĩa, giá trị của cuộc sống chỉ có được khi con người được là chính mình, biết vượt lên trên những khó khăn thử thách, biết sống chia sẻ, thậm chí hi sinh vì cộng đồng... Cuộc sống đích thực hoàn toàn đối lập với cuộc sống dễ dãi, bằng phẳng, đơn điệu, tẻ nhạt. Người có cuộc sống đích thực là người không cảm thấy hối tiếc dằn vặt bởi những gì mình đã làm trong đời, là người luôn thấy vui vẻ, thanh thản, tự tin trong cuộc sống.
- Một số tác giả, tác phẩm văn học tham khảo
- Tuần 1 sgk ngữ văn 10
- Tuần 2 sgk ngữ văn 10
- Tuần 3 sgk ngữ văn 10
- Tuần 4 sgk ngữ văn 10
- Tuần 5 sgk ngữ văn 10
- Tuần 6 sgk ngữ văn 10
- Tuần 7 sgk ngữ văn 10
- Tuần 8 sgk ngữ văn 10
- Tuần 9 sgk ngữ văn 10
- Tuần 10 sgk ngữ văn 10
- Tuần 11 sgk ngữ văn 10
- Tuần 12 sgk ngữ văn 10
- Tuần 13 sgk ngữ văn 10
- Tuần 14 sgk ngữ văn 10
- Tuần 15 sgk ngữ văn 10
- Tuần 16 sgk ngữ văn 10
- Tuần 17 sgk ngữ văn 10
- Tuần 18 sgk ngữ văn 10
- Tuần 19 sgk ngữ văn 10
- Tuần 20 sgk ngữ văn 10
- Tuần 21 sgk ngữ văn 10
- Tuần 22 sgk ngữ văn 10
- Tuần 23 sgk ngữ văn 10
- Tuần 24 sgk ngữ văn 10
- Tuần 25 sgk ngữ văn 10
- Tuần 26 sgk ngữ văn 10
- Tuần 27 sgk ngữ văn 10
- Tuần 28 sgk ngữ văn 10
- Tuần 29 sgk ngữ văn 10
- Tuần 30 sgk ngữ văn 10
- Tuần 31 sgk ngữ văn 10
- Tuần 32 sgk ngữ văn 10
- Tuần 33 sgk ngữ văn 10
- Tuần 34 sgk ngữ văn 10
- Tuần 35 sgk ngữ văn 10