Lý thuyết Kim loại kiềm thổ và hợp chất quan trọng của kim loại kiềm thổ
1. Kim loại kiềm thổ...
- Bài học cùng chủ đề:
- Lý thuyết Nhôm và hợp chất của nhôm
- Ngữ pháp tiếng anh hay nhất
1. Kim loại kiềm thổ
- Thuộc nhóm IIA, đứng sau nguyên tố kim loại kiềm trong mỗi chu kì.
- Tính chất vật lí: tương đối mềm, nhiệt độ nóng chảy thấp.
- Có 2e lớp ngoài cùng (ns2).
- Tính chất hóa học: có tính khử mạnh (tác dụng với phi kim, dung dịch axit, nước):
M → M2+ + 2e
2. Một số hợp chất của Ca
- Ca(OH)2: là một baz ơ mạnh, dung dịch Ca(OH)2 có tính chất chung của một baz ơ tan; được dùng trong xây dựng, trồng trọt và sản xuất clorua vôi.
- CaCO3: bị nhiệt phân hủy; bị hòa tan bởi CO2 trong nước ở nhiệt độ thương; được dùng nhiều trong ngành công nghiệp, xây dựng, thực phẩm, …
- CaSO4: tùy theo lượng nước kết tinh trong muối, có ba loại.
+ CaSO4.2H2O (thạch cao sống): bền ở nhiệt độ thường; được dùng để sản xuất xi măng.
+ CaSO4.2H2O hoặc CaSO4.5H2O (thạch cao nung); được dùng để đúc tượng, trang trí nội thất,…
+ CaSO4 (thạch cao khan): không tan và không tác dụng với nước.
3. Nước cứng
- Là nước có chứa nhiều ion Ca2+ và Mg2+.
- Nước cứng được chia làm 3 loại.
+ Tính cứng tạm thời: do các muối Ca(HCO3)2, Mg(HCO3)2 gây ra.
+ Tính cứng vĩnh cửu: do các muối CaCl2, MgCl2, CaSO4, MgSO4 gây ra.
+ Tính cứng toàn phần: gồm cả tính cứng tạm thời và tính cứng vĩnh cửu.
- Tác hại của nước cứng: gây nhiều trở ngại cho đời sống hang ngày, cho nhiều ngành sản xuất.
- Phương pháp làm mềm nước cứng: loại bỏ các ion Ca2+ , Mg2+ bằng CO32-, PO43-,…
- Chương 1. este - lipit
- Chương 2. cacbohidrat
- Chương 3. amin, amino axit và protein
- Chương 4. polime và vật liệu polime
- Chương 5: đại cương về kim loại
- Chương 6. kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ, nhôm
- Chương 7. sắt và một số kim loại quan trọng
- Chương 8. phân biệt một số chất vô cơ
- Chương 9. hóa học và vấn đề phát triển kinh tế, xã hội, môi trường